Thông báo:
Thái Bình, ngày 24 tháng 11 năm 2024
145 Câu hỏi - đáp, tình huống pháp luật phổ biến kiến thức pháp luật mới
Ngày: 01/11/2022

Tải tài liệu ở đây

145 Câu hỏi - đáp, tình huống pháp luật phổ biến kiến thức pháp luật mới

Câu 1. Tôi được biết Nhà nước ta đã ban hành cơ chế, chính sách đối thoại với thanh niên, xin hỏi để đảm bảo thực hiện đối thoại với thanh niên, pháp luật quy định như thế nào về nguồn lực thực hiện?

Trả lời:

Điều 3 Nghị định số 13/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ quy định về đối thoại với thanh niên; cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi quy định nguồn lực thực hiện như sau:

1. Kinh phí thực hiện đối thoại với thanh niên; cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được bảo đảm và lồng ghép trong kinh phí ngân sách nhà nước hiện hành tại Luật Ngân sách nhà nước.

2. Các tổ chức thanh niên được huy động các nguồn ủng hộ, tài trợ và đóng góp hợp pháp khác của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và nước ngoài để thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Câu 2. Tôi là Bí thư Đoàn TNCS HCM tỉnh X, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp dẫn đến nhiều thanh niên của tỉnh nhà không có việc làm, các bạn thanh niên đề nghị Lãnh đạo tỉnh đối thoại với thanh niên, đồng thời quan tâm đến vấn đề này trong buổi đối thoại. Đề nghị cho biết, việc đối thoại với thanh niên được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Trả lời

Nguyên tắc đối thoại với thanh niên được quy định tại Điều 4 Nghị định số 13/2021/NĐ-CP như sau:

1. Thực hiện đúng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong tổ chức thực hiện đối thoại với thanh niên.

2. Tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của thanh niên.

3. Bảo đảm công khai, minh bạch, kịp thời, đúng quy định pháp luật.

 

Câu 3. Pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm tổ chức đối thoại?

Trả lời:

Điều 5 Nghị định số 13/2021/NĐ-CP quy định trách nhiệm tổ chức đối thoại như sau:

1. Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức đối thoại với thanh niên ít nhất mỗi năm một lần.

2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm đối thoại với thanh niên theo yêu cầu của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và các tổ chức khác của thanh niên được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

Câu 4. Tôi là đoàn viên Đoàn Thanh niên Trường Đại học Y thuộc Bộ Z, trong tháng Thanh niên, tôi được mời tham gia đối thoại với Bộ trưởng Bộ Z, tôi đang dự kiến một số nội dung để trao đổi, đề xuất với Bộ trưởng Bộ Z nhưng không biết có thuộc nội dung của buổi đối thoại không, đề nghị cho biết nội dung đối thoại với thanh niên được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời:

Nội dung đối thoại với thanh niên được quy định tại Điều 7 Nghị định số 13/2021/NĐ-CP như sau:

1. Việc thực hiện cơ chế, chính sách và các quy định của pháp luật đối với thanh niên.

2. Hoạt động của các cơ quan, tổ chức liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên.

3. Những nội dung thuộc thẩm quyền hoặc trách nhiệm báo cáo với cơ quan có thẩm quyền giải quyết các kiến nghị của thanh niên.

4. Vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong học tập, lao động, rèn luyện, tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

5. Những kiến nghị, đề xuất khác của thanh niên.

Câu 5. Để việc tổ chức đối thoại với thanh niên được đảm bảo hiệu quả, đạt mục đích đề ra, đề nghị cho biết pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?

Trả lời

Để việc tổ chức đối thoại đạt chất lượng, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đề ra, tại Điều 8 Nghị định số 13/2021/NĐ-CP đã hướng dẫn cụ thể việc xây dựng kế hoạch, chương trình đối thoại như sau:

1. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xây dựng kế hoạch, chương trình đối thoại với thanh niên hằng năm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị được giao nhiệm vụ về công tác thanh niên chủ trì, phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp xây dựng kế hoạch, chương trình đối thoại với thanh niên hằng năm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định.

2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đối thoại với thanh niên trên cơ sở yêu cầu của các tổ chức thanh niên quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.

3. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức khác của thanh niên tổng hợp nhu cầu, nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất của thanh niên, lựa chọn chủ đề và phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này để phục vụ xây dựng kế hoạch đối thoại.

Câu 6. Nội dung kế hoạch, chương trình đối thoại được quy định như thế nào để cơ quan, tổ chức đối thoại bám sát xây dựng ?

Trả lời:

Nội dung kế hoạch, chương trình đối thoại được quy định cụ thể tại Điều 9 Nghị định số 13/2021/NĐ-CPnhư sau:

1. Kế hoạch đối thoại với thanh niên phải đảm bảo nội dung sau:

a) Mục đích, yêu cầu: Tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của thanh niên về xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật; cung cấp, phổ biến chính sách, pháp luật đối với thanh niên; giải đáp vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của thanh niên trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước đối với thanh niên;

b) Thời gian:

Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức đối thoại với thanh niên vào tháng 3 hằng năm. Trường hợp không thể tổ chức trong tháng 3 thì tổ chức đối thoại vào thời gian phù hợp, nhưng phải đảm bảo ít nhất 1 năm 1 lần;
Trường hợp đối thoại theo yêu cầu của tổ chức Đoàn thanh niên quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này thì trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm xem xét tổ chức đối thoại với thanh niên.

c) Địa điểm: Cơ quan, tổ chức, đơn vị lựa chọn địa điểm và chuẩn bị các điều kiện thuận lợi, phù hợp với hình thức đối thoại để thanh niên tham gia đối thoại;

d) Nội dung: Cơ quan, tổ chức, đơn vị phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp và các tổ chức khác của thanh niên lựa chọn nội dung đối thoại quy định tại Điều 7 Nghị định này;

đ) Thành phần tham gia:

Chủ trì: Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chủ trì đối thoại định kỳ; Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ trì đối thoại theo yêu cầu của tổ chức thanh niên;

Thành phần tham gia đối thoại gồm: Đại diện Lãnh đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp; Đại diện các cơ quan chuyên môn của cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức đối thoại; Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về thanh niên các cấp; Đại diện thanh niên do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp giới thiệu; Đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.

e) Tổ chức thực hiện: Cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức đối thoại phân công nhiệm vụ thực hiện nội dung kế hoạch.

2. Chương trình gồm các nội dung sau: Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc; nội dung chương trình; phân công thực hiện.

Câu 7. Trên cơ sở nội dung, kế hoạch đối thoại đã được xây dựng, việc tổ chức đối thoại cần căn cứ vào những yếu tố nào để tổ chức đối thoại thành công?

Trả lời:

Để tổ chức đối thoại thành công, Điều 10 Nghị định số 13/2021/NĐ-CP quy định việc tổ chức đối thoại được thực hiện như sau:

1. Căn cứ kế hoạch, chương trình đối thoại đã được công khai, các cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ trì, phối hợp với tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp và các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện đối thoại theo kế hoạch.

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức đối thoại quyết định tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của thanh niên bằng phiếu, phát biểu trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, Trang/cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, đơn vị phù hợp với hình thức đối thoại quy định tại Điều 6 Nghị định này.

3. Cơ quan, tổ chức, đơn vị tổng hợp các nội dung theo nhóm vấn đề để trả lời tại cuộc đối thoại những nội dung thuộc thẩm quyền. Đối với nhũng nội dung không thuộc thẩm quyền thì ghi nhận và gửi các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định.

Câu 8. Đề nghị cho biết, để các vấn đề tại buổi đối thoại được người có thẩm quyền giải quyết và thực hiện nghiêm trên thực tế, không hình thức, pháp luật có quy định gì để đảm bảo thực hiện sau khi kết thúc đối thoại với thanh niên?

Trả lời

Điều 11Nghị định số 13/2021/NĐ-CPquy định nội dung kết luận đối thoại như sau:

1. Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, đơn vị có văn bản kết luận nội dung đối thoại và gửi các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan xem xét, giải quyết theo quy định đối với những nội dung đối thoại phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Văn bản kết luận đối thoại gồm các nội dung sau:

a) Những vấn đề được thanh niên nêu ý kiến, kiến nghị, đề xuất;

b) Những ý kiến, kiến nghị, đề xuất của thanh niên đã được giải đáp ngay tại cuộc đối thoại;

c) Những ý kiến, kiến nghị, đề xuất của thanh niên có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực đã được chuyển đến cơ quan tổ chức, đơn vị để xem xét, giải quyết;

d) Phân công cơ quan, tổ chức, đơn vị giải quyết kiến nghị, đề xuất của thanh niên theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

2. Thời gian ban hành văn bản và xử lý nội dung kết luận được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật Thanh niên.

Câu 9. Việc tổ chức thực hiện sau khi kết thúc việc đối thoại với thanh niên được giao cho cơ quan nào?

Trả lời:

Điều 12Nghị định số 13/2021/NĐ-CP quy định:

1. Bộ Nội vụ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện đối thoại với thanh niên tại đơn vị và địa phương.

2. Hằng năm, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị báo cáo kết quả tổ chức đối thoại và kết quả giải quyết các kiến nghị với cơ quan cấp trên trực tiếp.

3. Hằng năm, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổng hợp kết quả thực hiện đối thoại với thanh niên vào báo cáo quản lý nhà nước về thanh niên và gửi về Bộ Nội vụ báo cáo Chính phủ theo quy định.

Câu 10.Nguyên tắc thực hiện cơ chế, chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được quy định như thế nào?

Trả lời

Điều 13Nghị định số 13/2021/NĐ-CPquy định như sau:

1. Các biện pháp phải bảo đảm thực hiện chính sách được quy định tại các Luật, Bộ luật.

2. Bảo đảm các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện cơ chế, chính sách đối với thanh niên công khai, minh bạch theo quy định pháp luật.

3. Không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo khi thực hiện các cơ chế, chính sách đối với thanh niên.

4. Nhà nước, chính quyền địa phương, gia đình và các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tạo điều kiện cho thanh niên phát triển toàn diện phù hợp với khả năng và lứa tuổi.

Câu 11. Để đảm bảo cho thanh niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi được hưởng cơ chế, chính sách về phổ cập giáo dục, pháp luật quy định như thế nào để thực hiện chính sách này?

Trả lời:

Điều 14Nghị định số 13/2021/NĐ-CP quy định như sau:

1. Biện pháp thực hiện chính sách về phổ cập giáo dục cho thanh niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi như sau:

a) Tuyên truyền, thông tin về chính sách phổ cập giáo dục để vận động thanh niên chưa được phổ cập tích cực tham gia học tập, phổ cập giáo dục;

b) Rà soát, thống kê, xây dựng kế hoạch tổ chức phổ cập giáo dục cho thanh niên;

c) Theo dõi, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện phổ cập giáo dục cho thanh niên.

Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm:

a) Phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phổ biến, tuyên truyền và vận động thanh niên, đặc biệt thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tham gia phổ cập giáo dục;

b) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương và cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện việc phổ biến, tuyên truyền, vận động, triển khai tổ chức phổ cập giáo dục cho thanh niên chưa hoàn thành phổ cập giáo dục.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

a) Phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện việc phổ biến, tuyên truyền, vận động thanh niên chưa hoàn thành trung học cơ sở tích cực tham gia thực hiện phổ cập giáo dục;

b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp định kỳ rà soát, thống kê số lượng thanh niên chưa được phổ cập; xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện phổ cập giáo dục;

c) Chủ động bố trí ngân sách địa phương thực hiện việc phổ biến, tuyên truyền, triển khai các hoạt động, chương trình, kế hoạch, tổ chức phổ cập giáo dục cho thanh niên, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định theo pháp luật ngân sách hiện hành.

4. Cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp

a) Các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và gia đình thông tin, tuyên truyền, vận động cho thanh niên học tập, phổ cập giáo dục;

b) Bố trí cơ sở vật chất, trường lớp, giáo viên và các điều kiện bảo đảm tổ chức thực hiện phổ cập giáo dục.

5. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện và bảo đảm quyền cho thanh niên được học tập, phổ cập giáo dục.

6. Thanh niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi chưa được phổ cập giáo dục có nghĩa vụ tham gia học tập hoàn thành phổ cập giáo dục.

Câu 12. Cơ chế, chính sách về hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí được bảo đảm thực hiện bằng biện pháp gì?

Trả lời

Khoản 1 Điều 15Nghị định số 13/2021/NĐ-CP quy định biện pháp thực hiện chính sách về văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí cho thanh niên như sau:

a) Xây dựng, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí phù hợp với xu thế, nhu cầu, sở thích của thanh niên và truyền thống văn hóa, chuẩn mực đạo đức của Việt Nam;

b) Lồng ghép các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao với các sự kiện, ngày lễ, ngày hội, ngày truyền thống của địa phương, cơ sở giáo dục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp để khuyến khích, thu hút thanh niên tham gia.

Câu 13. Nhà nước giao nhiệm vụ cho cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện cơ chế, chính sáchvề hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí cho thanh niên từ đủ 16 đến dưới 18?

Trả lời:

Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 13/2021/NĐ-CP quy định trách nhiệm cho các cơ quan như sau:

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung đoàn Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng kế hoạch; tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí để thanh niên được tiếp cận, tích cực tham gia giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí cho thanh niên.

 3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

a) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng và tổ chức hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí cho thanh niên phát huy các loại hình văn hóa phù hợp truyền thống văn hóa, chuẩn mực đạo đức, những giá trị tốt đẹp của văn hóa Việt Nam; đồng thời đáp ứng được nhu cầu, sở thích, phù hợp với khả năng và lứa tuổi. Khuyến khích, tạo điều kiện cho thanh niên giữ gìn và phát huy các loại hình văn hóa cổ truyền của dân tộc;

b) Phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của thanh niên và thông tin về các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí cho thanh niên tích cực tham gia.

4. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp

a) Phối hợp với các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các tổ chức, đơn vị tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý của thanh niên;

b) Khuyến khích, tạo điều kiện cho thanh niên không sinh hoạt trong các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí theo sở thích, nhu cầu của bản thân.

5. Các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở văn hóa

a) Xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục, thế thao, vui chơi, giải trí cho thanh niên tham gia theo năng khiếu, sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe. Thực hiện quyền tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí của thanh niên;

b) Xây dựng kế hoạch, đề xuất với cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí và huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí cho thanh niên phù hợp pháp luật, truyền thống văn hóa, chuẩn mực đạo đức xã hội;

c) Phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui choi, giải trí để tuyên truyền, giáo dục lối sống văn hóa, chuẩn mực đạo đức và thu hút thanh niên tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh;

d) Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, đội ngũ quản lý, chuyên gia, huấn luyện viên, giáo viên phục vụ tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí cho thanh niên;

đ) Bảo đảm an toàn cho thanh niên khi tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí;

e) Phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu cho thanh niên thông qua các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí.

6. Gia đình có trách nhiệm định hướng, tạo điều kiện cho thanh niên tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí nhằm nâng cao sức khỏe, bảo vệ, giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Câu 14. Tôi là thanh niên xã X, tôi mới tốt nghiệp trung học phổ thông và có nhu cầu muốn tìm việc làm phù hợp với lứa tuổi, đề nghị cho biết nhà nước có chính sách gì về đào tạo, tư vấn lựa chọn nghề nghiệp, việc làm đối với thanh niên không?

Trả lời:

Điều 16Nghị định số 13/2021/NĐ-CP quy định chính sách về đào tạo, tư vấnlựa chọn nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi như sau:

1. Được thụ hưởng các quyền lợi:

a) Cung cấp thông tin, xu hướng phát triển kỹ năng nghề, việc làm tương lai và thị trường lao động;

b) Tham gia các buổi tư vấn, định hướng nghề nghiệp, việc làm;

c) Tham gia các cuộc thi phát triển kỹ năng nghề, thực hành nghề nghiệp gắn với việc làm.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đổi mới, thực hiện có hiệu quả việc tư vấn, định hướng nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của thanh niên và thị trường lao động trong từng giai đoạn; tổ chức và khuyến khích thanh niên tham gia các cuộc thi kỹ năng nghề.

3. Cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp

a) Tư vấn, hướng nghiệp; cung cấp thông tin, xu hướng việc làm, thị trường lao động để định hướng nghề nghiệp cho thanh niên;

b) Được liên kết với các tổ chức, đơn vị khác để đào tạo, phát triển kỹ năng nghề, thực hành nghề nghiệp gắn với việc làm cho thanh niên theo quy định của pháp luật.

4. Gia đình có trách nhiệm tìm hiểu thông tin nghề nghiệp, việc làm và thị trường lao động để tư vấn, định hướng cho thanh niên lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp khả năng, nguyện vọng và nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.

Câu 15. Đề nghị cho biết thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đượctrang bị kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ sức khỏe về thể chất, tinh thần như thế nào?

Trả lời:

Khoản 1 Điều 17Nghị định số 13/2021/NĐ-CP quy định thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được:

a) Trang bị kiến thức, kỹ năng và cung cấp thông tin tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, sức khỏe tâm thần và các bệnh xã hội khác; phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường, xâm hại tình dục, phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội khác;

b) Tuyên truyền, phổ biến và tiếp cận dịch vụ thân thiện về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục./.

Câu 16Cần hiểu thế nào là nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng?Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 thì việc nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng là việc hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng trợ giúp xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại hộ gia đình.

Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi là vợ, chồng hoặc các con, cháu của người cao tuổi và những người khác có nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Câu 17.  Trợ giúp xã hội là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có đúng không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 3Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 quy định về các nguyên tắc cơ bản về chính sách trợ giúp xã hội thì:

1. Chính sách trợ giúp xã hội được thực hiện kịp thời, công bằng, công khai, minh bạch; hỗ trợ theo mức độ khó khăn và ưu tiên tại gia đình, cộng đồng nơi sinh sống của đối tượng.

2. Chế độ, chính sách trợ giúp xã hội được thay đổi theo điều kiện kinh tế đất nước và mức sống tối thiểu dân cư từng thời kỳ.

3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức và cá nhân nuôi dưỡng, chăm sóc và trợ giúp đối tượng trợ giúp xã hội.

Như vậy, trợ giúp xã hội vừa là trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời cũng là trách nhiệm của các tập thể, cá nhân trong xã hội, và nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tập thể, cá nhân có thể nuôi dưỡng, chăm sóc và trợ giúp đối tượng trợ giúp xã hội.

Câu 18: Mức chi phí trợ giúp xã hội hiện nay được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 thì Chính phủ quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội, căn cứ mức chuẩn này các địa phương sẽ áp dụng mức trợ giúp xã hội tại địa phương mình nhưng không được thấp hơn mức chuẩn.

Cụ thể:

1. Mức chuẩn trợ giúp xã hội là căn cứ xác định mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; mức trợ cấp nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội và các mức trợ giúp xã hội khác.

2. Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/tháng.

Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.

3. Tùy thuộc điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định:

a) Mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021;

b) Đối tượng khó khăn khác chưa quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 được hưởng chính sách trợ giúp xã hội.

 

Câu 19. Những đối tượng nào được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng?

Trả lời:

Điều 5 Nghị địnhsố 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 quy định đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm: 

1. Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;

b) Mồ côi cả cha và mẹ;

c) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;

d) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;

đ) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

e) Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;

g) Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;

h) Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

i) Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;

k) Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2. Người thuộc diện quy định tại mục 1 nêu trên đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi.

3. Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo.

4. Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại mục 2 nêu trên (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).

5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:

a) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;

b) Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a nêu trên đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;

c) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a nêu trên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;

d) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.

6. Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.

7. Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các mục 1, 3 và 6 nêu trên đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.

8. Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng.

Câu 20: Mức trợ cấp hàng tháng của các đối tượng trợ cấp xã hội có giống nhau không?

Trả lời:

Các đối tượng trợ cấp xã hội khác nhau có mức trợ cấp xã hội không khác nhau, cụ thể mức trợ cấp xã hội hàng tháng của các đối tượng được quy định như sau:

(Điều 6, Nghị địnhsố 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021)

1. Đối tượng thuộc diện được hưởng trợ cấp xã hội hàng thángsẽ được trợ cấp với mức bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội nhân với hệ số tương ứng quy định như sau:

a) Đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021:

- Hệ số 2,5 đối với trường hợp dưới 4 tuổi;

(Ví dụ: Trẻ dưới 4 tuổi mồ côi cả cha và mẹ sẽ được hướng mức trợ cấp xã hội: 2,5 x 360.000 = 900.000đ/tháng)

- Hệ số 1,5 đối với trường hợp từ đủ 4 tuổi trở lên.

b) Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021.

c) Đối với đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021:

- Hệ số 2,5 đối với đối tượng dưới 4 tuổi;

- Hệ số 2,0 đối với đối tượng từ đủ 4 tuổi đến dưới 16 tuổi.

d) Đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021:

Hệ số 1,0 đối với mỗi một con đang nuôi.

đ) Đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021:

- Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;

- Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 80 tuổi trở lên;

- Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại các điểm b và c khoản 5;

- Hệ số 3,0 đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 5.

e) Đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021:

- Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;

- Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng;

- Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng;

- Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.

g) Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại các khoản 7 và 8 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021.

Câu 21: Chị A là đối tượng đơn thân nghèo đang nuôi con mà con lại là đối tượng khuyết tật nặng thì mức hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là bao nhiêu?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 6Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 thì trường hợp đối tượng thuộc diện hưởng các mức theo các hệ số khác nhau hoặc tại các văn bản khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất. Riêng người đơn thân nghèo đang nuôi con là đối tượng quy định tại các khoản 5, 6 và 8 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP thì được hưởng cả chế độ đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5 và chế độ đối với đối tượng quy định tại các khoản 5, 6 và 8 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.

Như vậy, Chị A người đơn thân nghèo đang nuôi con mà con lại là đối tượng khuyết tật nặng thì người đơn thân nghèo sẽ được hưởng cả chế độ trợ cấp xã hội dành cho người đơn thân nghèo nuôi con (hệ số 1.0 x 360.000đ = 360.000đ/tháng) và cả chế độ đối với người khuyết tật nặng hàng tháng (1.5 x360.000đ = 540.000 đ/tháng). Tổng số tiền trợ cấp xã hội hàng tháng Chị A (người đơn thân nghèo nuôi con) được nhận là 900.000đ/tháng.

Câu 22: Hồ sơ để được nhận trợ cấp xã hội hàng tháng được quy định như thế nào?

Trả lời:

Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 20/2021/NĐ-CPquy định Hồ sơ thực hiện trợ cấp xã hội hàng thángnhư sau:

1. Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:

Tờ khai của đối tượng theo Mẫu số 1a, 1b, 1c, 1d, 1đ ban hành kèm theo Nghị định Nghị định số 20/2021/NĐ-CP

Mẫu số 1a

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ TRỢ GIÚP XÃ HỘI

(Áp dụng đối với đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 7 Điều 5

Nghị định số 20/2021/NĐ-CP)

THÔNG TIN CỦA ĐỐI TƯỢNG

1. Họ và tên (Viết chữ in hoa): ...................................................................................

Ngày/tháng/năm sinh: ... I ... I .... Giới tính: ..................................  Dân tộc: ...............

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số ................................. Cấp ngày .../ ... / ........

Nơi cấp: ………………

2. Hộ khẩu thường trú: ..............................................................................................

Hiện đang ở với ai và địa chỉ nơi ở? ..........................................................................

3. Tình trạng đi học

□ Chưa đi học (Lý do: ............................................................................................... )

□ Đã nghỉ học (Lý do: ................................................................................................ )

□ Đang đi học (Ghi cụ thể): ........................................................................................ )

4. Có thẻ BHYT không? □ Không □ Có

5. Đang hưởng chế độ nào sau đây:

Trợ cấp BHXH hàng tháng: …………… đồng. Hưởng từ tháng ………../………….

Trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng: ………. đồng. Hưởng từ tháng ……../ …………

Trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng: ………….. đồng. Hưởng từ tháng .../...

Trợ cấp, phụ cấp hàng tháng khác: ……………. đồng. Hưởng từ tháng .../ ………

6. Thuộc hộ nghèo, cận nghèo không? □ Không □ Có

7. Có khuyết tật không? □ Không □ Có

- Giấy xác nhận khuyết tật số …………. Ngày cấp: ………… Nơi cấp ...........................

- Dạng tật: ................................................................................................................

- Mức độ khuyết tật: ..................................................................................................

8. Thông tin về cha hoặc mẹ của đối tượng ……………………… có đang hưởng chế độ nào sau đây:

Trợ cấp BHXH hàng tháng: …………….. đồng. Hưởng từ tháng ... /……………………

Trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng: ……………… đồng. Hưởng từ tháng .../ ………….

Trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng:.... đồng. Hưởng từ tháng..../ ……………….

Trợ cấp, phụ cấp hàng tháng khác: …………… đồng. Hưởng từ tháng ……/ ………….

9. Thông tin về cha của đối tượng .............................................................................

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực, nếu có điều gì khai không đúng, tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.

 Thông tin người khai thay

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số:.

Ngày cấp: ……………. Nơi cấp: ………

Mối quan hệ với đối tượng: ………………

Địa chỉ: …………………………………

Ngày .... tháng .... năm ...

NGƯỜI KHAI

(Ký, ghi rõ họ tên. Trường hợp khai thay phải ghi đầy đủ thông tin người khai thay)

 

XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các giấy tờ kèm theo và xác nhận thông tin cá nhân nêu trên của ông (bà) ............................................... là đúng.

 
CÁN BỘ TIẾP NHẬN HỒ SƠ
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày .... tháng .... năm ...
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 1b

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ TRỢ GIÚP XÃ HỘI

(Áp dụng đối với đối tượng quy định tại khoản 3 và khoản 8 Điều 5

Nghị định số 20/2021/NĐ-CP)

THÔNG TIN CỦA ĐỐI TƯỢNG

1. Họ và tên (Viết chữ in hoa): ......................................................................................

Ngày/tháng/năm sinh: ... /... /.... Giới tính: ………….. Dân tộc: .......................................

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số ………………………. Cấp ngày .../ ... / ....

Nơi cấp: ..............

2. Hộ khẩu thường trú: .................................................................................................

Hiện đang ở với ai và địa chỉ nơi ở? .............................................................................

3. Tình trạng đi học

□ Chưa đi học (Lý do: .................................................................................................. )

□ Đã nghỉ học (Lý do: ................................................................................................... )

□ Đang đi học (Ghi cụ thể): ........................................................................................... )

4. Có thẻ BHYT không? □ Không □ Có

5. Đang hưởng chế độ nào sau đây:

Trợ cấp BHXH hàng tháng: ………….. đồng. Hưởng từ tháng ……….. / ………….

Trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng: …………. đồng. Hưởng từ tháng .../ ………….

Trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng:.... đồng. Hưởng từ tháng ……../ ……...

Trợ cấp, phụ cấp hàng tháng khác: …………. đồng. Hưởng từ tháng .../ …………..

6. Thuộc hộ nghèo không? □ Không □ Có

7. Thời điểm phát hiện nhiễm HIV ..................................................................................

8. Có khuyết tật không? □ Không □ Có

- Giấy xác nhận khuyết tật số ………… Ngày cấp : ……………… Nơi cấp .......................

- Dạng tật: ...................................................................................................................

- Mức độ khuyết tật: .....................................................................................................

9. Khả năng tham gia lao động (Ghi cụ thể) ...................................................................

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực, nếu có điều gì khai không đúng, tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.

 Thông tin người khai thay

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số:.

Ngày cấp: …………. Nơi cấp: …………

Mối quan hệ với đối tượng: ……………

Địa chỉ: ………………………………

Ngày .... tháng .... năm ...

NGƯỜI KHAI

(Ký, ghi rõ họ tên. Trường hợp khai thay phải ghi đầy đủ thông tin người khai thay)

 

XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các giấy tờ kèm theo và xác nhận thông tin cá nhân nêu trên của ông (bà) .......................... là đúng.

 
CÁN BỘ TIẾP NHẬN HỒ SƠ
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày .... tháng .... năm ...
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 1c

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ TRỢ GIÚP XÃ HỘI

(Áp dụng đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.)

THÔNG TIN CỦA ĐỐI TƯỢNG

1. Họ và tên (Viết chữ in hoa): ......................................................................................

Ngày/tháng/năm sinh: ... I ... I .... Giới tính: ………………. Dân tộc: ................................

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số ………………….…….. Cấp ngày .../ ... / ....

Nơi cấp: ............

2. Hộ khẩu thường trú: .................................................................................................

Hiện đang ở với ai và địa chỉ nơi ở? .............................................................................

3. Có thẻ BHYT không? □ Không □ Có

4. Thuộc hộ nghèo, cận nghèo không? □ Không □ Có

5. Tình trạng hôn nhân? (Ghi rõ: Không có chồng/vợ; có chồng/vợ đã chết hoặc mất tích theo quy định) …………………………………………………………………………………………

6. Số con đang nuôi người. Trong đó dưới 16 tuổi người; từ 16 đến 22 tuổi đang học phổ thông, học nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học ... người.

7. Thông tin về con thứ nhất (Ghi cụ thể họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi ở, tình trạng đi học, chế độ chính sách đang hưởng)

8. Thông tin con thứ hai trở đi (Khai đầy đủ thông tin như con thứ nhất)...

....................................................................................................................................

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực, nếu có điều gì khai không đúng, tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.

 Thông tin người khai thay

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số:.

Ngày cấp: ……………. Nơi cấp: ………….

Mối quan hệ với đối tượng: ……………….

Địa chỉ: ……………………………………

Ngày .... tháng .... năm ...

NGƯỜI KHAI

(Ký, ghi rõ họ tên. Trường hợp khai thay phải ghi đầy đủ thông tin người khai thay)

 

XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các giấy tờ kèm theo và xác nhận thông tin cá nhân nêu trên của ông (bà) .......................... là đúng.

 


CÁN BỘ TIẾP NHẬN HỒ SƠ
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày .... tháng .... năm ...
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 1d

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ TRỢ GIÚP XÃ HỘI

(Áp dụng đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP)

THÔNG TIN CỦA ĐỐI TƯỢNG

1. Họ và tên (Viết chữ in hoa). .......................................................................................

Ngày/tháng/năm sinh: .../... / .... Giới tính: ………………….. Dân tộc: ..............................

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số ……………………… Cấp ngày .../ ... / ....

Nơi cấp: ..............

2. Hộ khẩu thường trú: .................................................................................................

Hiện đang ở với ai và địa chỉ nơi ở? .............................................................................

3. Có thẻ BHYT không? □ Không □ Có

4. Đang hưởng chế độ nào sau đây:

Lương hưu/Trợ cấp BHXH hàng tháng: ..............đồng. Hưởng từ tháng …………/ .......

Trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng: ……………. đồng. Hưởng từ tháng …………../ ......

Trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng: ……….. đồng. Hưởng từ tháng……./ ……..

Trợ cấp, phụ cấp hàng tháng khác: ………….. đồng. Hưởng từ tháng ……/ ……………

5. Thuộc hộ nghèo, cận nghèo không? □ Không □ Có

6. Có khuyết tật không? □ Không □ Có

- Giấy xác nhận khuyết tật số …………… Ngày cấp: ….............. Nơi cấp: ......................

- Dạng tật: ...................................................................................................................

- Mức độ khuyết tật: .....................................................................................................

7. Tình trạng hôn nhân? (Ghi rõ: Không có chồng/vợ; có chồng/vợ đã chết hoặc mất tích theo quy định) ………………………………………………………………………………………………

8. Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng (Nếu có, ghi cụ thể họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi ở, việc làm, thu nhập): ……………………………………………………………………………………

9. Quá trình hoạt động của bản thân (Không bắt buộc): ..................................................

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực, nếu có điều gì khai không đúng, tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.

 Thông tin người khai thay

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số:.

Ngày cấp: ………………………………

Nơi cấp: …………………………………

Mối quan hệ với đối tượng: ……………

Địa chỉ: …………………………………

Ngày .... tháng .... năm ...

NGƯỜI KHAI

(Ký, ghi rõ họ tên. Trường hợp khai thay phải ghi đầy đủ thông tin người khai thay)

XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các giấy tờ kèm theo và xác nhận thông tin cá nhân nêu trên của ông (bà) ............................................... là đúng.

 
CÁN BỘ TIẾP NHẬN HỒ SƠ
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày .... tháng .... năm ...
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 1đ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ TRỢ GIÚP XÃ HỘI

(Áp dụng đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP)

THÔNG TIN CỦA ĐỐI TƯỢNG

1. Họ và tên (Viết chữ in hoa): ......................................................................................

Ngày/tháng/năm sinh: ... I... I.... Giới tính: ……………………… Dân tộc: .........................

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số ………………….. cấp ngày .../ ... / ....

Nơi cấp: ................

2. Hộ khẩu thường trú: .................................................................................................

Hiện đang ở với ai và địa chỉ nơi ở? .............................................................................

3. Tình trạng đi học

□ Chưa đi học (Lý do: .................................................................................................. )

□ Đã nghỉ học (Lý do: ................................................................................................... )

□ Đang đi học (Ghi cụ thể): ........................................................................................... )

4. Có thẻ BHYT không? □ Không □ Có

5. Đang hưởng chế độ nào sau đây:

Lương hưu/Trợ cấp BHXH hàng tháng: ... đồng. Hưởng từ tháng .../ ……….

Trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng: .... đồng. Hưởng từ tháng ……/ …………

Trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng:.... đồng. Hưởng từ tháng..../ …...

Trợ cấp, phụ cấp hàng tháng khác: …….. đồng. Hưởng từ tháng ……/ …….

6. Thuộc hộ nghèo không? □ Không □ Có

7. Giấy xác nhận khuyết tật số …………. Ngày cấp : …………….. Nơi cấp ......................

- Dạng tật: ...................................................................................................................

- Mức độ khuyết tật: .....................................................................................................

8. Có tham gia làm việc không? □ Không □ Có

a) Nếu có thì đang làm gì …………………, thu nhập hàng tháng ………….. đồng

b) Nếu không thì ghi lý do: ...........................................................................................

9. Tình trạng hôn nhân : ................................................................................................

10. Số con (Nếu có):... người. Trong đó, dưới 36 tháng tuổi: ………… người.

11. Khả năng tự phục vụ? .............................................................................................

12. Cá nhân/hộ gia đình đang trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng: ......................................

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực, nếu có điều gì khai không đúng, tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.

 Thông tin người khai thay

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số:…

Ngày cấp: ………………………………

Nơi cấp: ……………………………………

Mối quan hệ với đối tượng: ……………

Địa chỉ: ……………………………………

Ngày .... tháng .... năm ...

NGƯỜI KHAI

(Ký, ghi rõ họ tên. Trường hợp khai thay phải ghi đầy đủ thông tin người khai thay)

 

 

XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các giấy tờ kèm theo và xác nhận thông tin cá nhân nêu trên của ông (bà) ................................................. là đúng.

 


CÁN BỘ TIẾP NHẬN HỒ SƠ
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày .... tháng .... năm ...
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)

 Câu 23: Họ hàng nhà tôi có một cháu bị khuyết tật đặc biệt nặng, bố cháu bỏ cháu bỏ mẹ con cháu từ khi cháu sinh ra, trước đây mẹ cháu buôn bán nhỏ, đủ nuôi hai mẹ con, nhưng mấy tháng trước mẹ cháu bị tai biến, không may qua đời. Số tiền dành dụm của mẹ cháu chỉ đủ lo ma chay cho mẹ cháu. Hiện cháu không có ai nuôi dưỡng, họ hàng cũng góp chút ít và giúp đỡ cháu nhưng không thể lâu dài. Xin hỏi hoàn cảnh của cháu có được trợ cấp gì không? Phải làm hồ sơ thủ tục như thế nào?

Trả lời:

Theo thông tin anh/chị cung cấp và căn cứ quy định pháp luật về Người khuyết tật:Cháu là ngươi khuyết tật đặc biệt nặng, lại không còn bố mẹ nuôi dưỡng nên sẽ được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho cháu gồm:

Tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng theo Mẫu số 2a ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP

Mẫu số 2a

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

TỜ KHAI HỘ GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI KHUYẾT TẬT

1. Họ và tên chủ hộ (Viết chữ in hoa): ...........................................................................

Ngày/tháng/năm sinh: ... /... /.... Giới tính: ………………… Dân tộc: ................................

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số …………………… cấp ngày .../ ... / ....

Nơi cấp: ................

2. Hộ khẩu thường trú của hộ: ......................................................................................

Nơi ở hiện nay của hộ (Ghi rõ địa chỉ) ...........................................................................

3. Số người trong hộ: …………. người (Trong đó người khuyết tật ………. người).

Cụ thể:

- Khuyết tật đặc biệt nặng ... người (Đang sống tại hộ ……………. người)

- Khuyết tật nặng ………. người (Đang sống tại hộ ........................ người)

- Khuyết tật nhẹ ……….. người (Đang sống tại hộ …………. người)

4. Hộ có thuộc diện nghèo không? □ Không □ Có

5. Nhà ở (Ghi cụ thể loại nhà ở kiên cố, bán kiên cố, nhà tạm): .......................................

Có ai trong hộ đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội không? (Nếu có ghi cụ thể họ tên, lý do, thời gian hưởng):

....................................................................................................................................

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực, nếu có điều gì khai không đúng tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.

 

Thông tin người khai thay

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số:…

Ngày cấp: ……………………

Nơi cấp: …………………………………

Mối quan hệ với đối tượng: ……………

Địa chỉ: …………………………………

Ngày .... tháng .... năm ...

NGƯỜI KHAI

(Ký, ghi rõ họ tên. Trường hợp khai thay phải ghi đầy đủ thông tin người khai thay)

 

 

XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các giấy tờ kèm theo và xác nhận thông tin cá nhân nêu trên của ông (bà) .......................... là đúng.

 


CÁN BỘ TIẾP NHẬN HỒ SƠ
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày .... tháng .... năm ...
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)

 

Anh/chị sau khi làm xong hồ sơ thì gửi chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú để được giải quyết.

          Câu 24: Pháp luật quy định thủ tục thực hiện điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hằng tháng như thế nào?

          Trả lời

Theo quy định tại Điều 8Nghị định số 20/2021/NĐ-CP  thì thủ tục thực hiện, điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hằng tháng theo quy định sau đây:

1.1 Đối tượng, người giám hộ của đối tượng hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan làm hồ sơ theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú. Khi nộp hồ sơ cần xuất trình các giấy tờ sau để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong tờ khai:

- Sổ hộ khẩu của đối tượng hoặc văn bản xác nhận của công an xã, phường, thị trấn; Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân;

- Giấy khai sinh của trẻ em đối với trường hợp xét trợ cấp xã hội đối với trẻ em, người đơn thân nghèo đang nuôi con, người khuyết tật đang nuôi con;

- Giấy tờ xác nhận bị nhiễm HIV của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp bị nhiễm HIV;

- Giấy tờ xác nhận đang mang thai của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp người khuyết tật đang mang thai;

- Giấy xác nhận khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật.

1.2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, công chức phụ trách công tác Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm rà soát hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc xem xét, quyết định việc xét duyệt, thực hiện việc niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 02 ngày làm việc, trừ những thông tin liên quan đến HIV/AIDS của đối tượng.

Trường hợp có khiếu nại, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xem xét, kết luận, công khai nội dung khiếu nại.

1.3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ được xét duyệt và không có khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ của đối tượng gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

1.4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng. Trường hợp đối tượng không đủ điều kiện hưởng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

1.5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng.

Thời gian hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi quy định tại các điểm b khoản 5 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CPkể từ thời điểm người đó đủ 75 tuổi, quy định tại điểm c khoản 5 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CPkể từ thời điểm người đó đủ 80 tuổi. Thời gian hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật từ tháng được cấp giấy xác nhận mức độ khuyết tật. Thời gian hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng của đối tượng khác kể từ tháng Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng.

Thời gian điều chỉnh mức trợ cấp xã hội hàng tháng kể từ tháng đối tượng đủ điều kiện điều chỉnh.

2. Trường hợp đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng bị chết hoặc không đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng.

Thời gian thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng kể từ tháng ngay sau tháng đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng chết hoặc không đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội.

3. Thủ tục chi trả trợ cấp xã hội, nhận chăm sóc hàng tháng khi đối tượng thay đổi nơi cư trú trong cùng địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện theo quy định sau đây:

a) Đối tượng hoặc người giám hộ của đối tượng có văn bản đề nghị gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú mới;

b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;

c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định và thực hiện chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng theo địa chỉ nơi cư trú mới.

4. Thủ tục quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng khi đối tượng thay đổi nơi cư trú giữa các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong và ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện theo quy định sau đây:

a) Đối tượng thay đổi nơi cư trú có văn bản đề nghị gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thôi chi trả trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng tại nơi cư trú cũ, sau đó gửi văn bản kèm theo hồ sơ của đối tượng đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú mới của đối tượng;

c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú mới xác nhận và chuyển hồ sơ của đối tượng đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;

d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng cho đối tượng. Thời gian hưởng ngay sau tháng ghi trong quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú cũ của đối tượng.

Câu 25: Người hưởng trợ cấp xã hội có được cấp thẻ bảo hiểm y tế không? Mức quyền lợi được hưởng như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP  về cấp thẻ bảo hiểm y tế thì:

1. Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

2. Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc diện được cấp nhiều loại thẻ bảo hiểm y tế thì chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế có quyền lợi bảo hiểm y tế cao nhất.

Câu 26: Cháu T là trẻ nhiễm HIV thuộc hộ nghèo, là đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Cháu muốn đi học nghề đỡ đần bố mẹ, cháu có được hỗ trợ gì không?

Trả lời:

Điều 10 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP  quy định về trợ giúp giáo dục, đào tạo và dạy nghề như sau:Đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng khi học giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, cao đẳng và đại học được hưởng chính sách hỗ trợ về giáo dục, đào tạo và dạy nghề theo quy định của pháp luật. Như vậy cháu T sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ học nghề của nhà nước theo quy định của pháp luật. Tùy theo ngành nghề mà cháu định theo học thì sẽ có chính sách hỗ trợ khác nhau.

Câu 27.Bà Q là em gái ông nội tôi, lấy chồng nhưng vì không có con nên hai vợ chồng ly hôn. Bà bỏ quê lên vùng miền núi xa xôi sống, gia đình sau đó được biết bà sống đơn thân một mình.Khituổi đã cao, gia cảnh nghèo khónhưng bà nhất quyết không chịu về quê. Tháng trước nghe tin bà bệnh nặng, nhắn tin muốn gặp ông tôi. Vì ông đã già yếu, nên cử tôi đi thay. Khi lên đến nơi thì bà vừa mất, hưởng thọ 78 tuổi. Sau khi lo liệu tang ma cho bà xong thì tôi được bác trưởng thôn cho biết, bà là đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng nên thuộc diện được hỗ trợ chi phí mai táng và bảo tôi làm hồ sơ. Xin hỏi thủ tục hỗ trợ mai táng như thế nào?

Trả lời:

          Điều 11 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP  quy định việc hỗ trợ chi phí mai táng như sau:

          1. Những đối tượng sau đây khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng:

a) Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;

b) Con của người đơn thân nghèo đang nuôi con quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ;

c) Người từ đủ 80 tuổi đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.

2. Mức hỗ trợ chi phí mai táng đối với đối tượng quy định tại khoản 1 nêu trên tối thiểu bằng 20 lần mức chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định Nghị định số 20/2021/NĐ-CP (20 x 360.000đ = 7.200.000đ). Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 nêu trên được hỗ trợ chi phí mai táng quy định tại nhiều văn bản khác nhau với các mức khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất.

3. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng bao gồm:

a) Tờ khai đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân đứng ra tổ chức mai táng cho đối tượng theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP  ;

Mẫu số 04

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ CHI PHÍ MAI TÁNG

(Áp dụng đối với đối tượng quy định tại Điều 5, khoản 1 Điều 14 Nghị định số....)

I. THÔNG TIN NGƯỜI CHẾT ĐƯỢC MAI TÁNG (Nếu có)

1. Họ và tên (Viết chữ in hoa). .......................................................................................

Ngày/tháng/năm sinh: …../ ……/……. Giới tính: …………….. Dân tộc: ............................

2. Hộ khẩu thường trú: .................................................................................................

3. Ngày ……… tháng ………….. năm ………….. chết

4. Nguyên nhân chết .....................................................................................................

5. Thời gian mai táng ....................................................................................................

6. Địa điểm mai táng ....................................................................................................

II. THÔNG TIN CƠ QUAN, TỔ CHỨC, HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN ĐỨNG RA MAI TÁNG CHO NGƯỜI CHẾT

1. Trường hợp cơ quan, tổ chức đứng ra mai táng

a) Tên cơ quan, tổ chức: ..............................................................................................

- Địa chỉ: ......................................................................................................................

b) Họ và tên người đại diện cơ quan: ............................................................................

- Chức vụ: ...................................................................................................................

2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đứng ra mai táng

a) Họ và tên (Chủ hộ hoặc người đại diện). .....................................................................

Ngày/tháng/năm sinh: …………/ …………/ ……………

Giấy CMND số: …………..……… cấp ngày ………………….. Nơi cấp .............................

b) Hộ khẩu thường trú: .................................................................................................

Nơi ở: .........................................................................................................................

c) Quan hệ với người chết: ...........................................................................................

....................................................................................................................................

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng, nếu có điều gì khai không đúng tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.

 

 

Ngày....... tháng.....năm...
Người khai
(Ký, ghi rõ họ tên. Nếu cơ quan, tổ chức thì ký, đóng dấu)

 

XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các giấy tờ kèm theo và xác nhận thông tin cá nhân nêu trên của ông (bà) .................... là đúng.

 


CÁN BỘ TIẾP NHẬN HỒ SƠ
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày .... tháng .... năm ...
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)

b) Bản sao giấy chứng tử của đối tượng;

b) Bản sao quyết định hoặc danh sách thôi hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp khác của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

4. Thủ tục hỗ trợ chi phí mai táng:

a) Cá nhân, cơ quan, đơn vị tổ chức mai táng cho đối tượng làm hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ của đối tượng gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;

c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ chi phí mai táng.

Câu 28.Gia đình anh D là người dân tộc thiểu số, do tập quán sinh sống nên gia đình anh sống ở sâu trong rừng. Do cháy rừng lan rộng mà ruộng nương và nhà ở của nhà anh D bị cháy hết. Gia đình anh không có lương thực để ăn. Anh D có được hưởng hỗ trợ gì không?

Trả lời:

           Gia đình anh D thuộc đối tượng thiếu đói do hỏa hoạn nên được hỗ trợ 15kh gạo/người/tháng trong không quá 03 tháng và các nhu yếu phẩm cần thiết khác theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 12 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP. Theo đó:

          Nhà nước sẽ hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu từ nguồn ngân sách nhà nước với mức cụ thể như sau:

1. Hỗ trợ 15 kg gạo/người/tháng trong thời gian 01 tháng cho mỗi đợt hỗ trợ đối với các đối tượng thuộc hộ thiếu đói dịp Tết âm lịch. Hỗ trợ không quá 3 tháng cho mỗi đợt hỗ trợ cho đối tượng thiếu đói do thiên tai, hỏa hoạn, mất mùa, giáp hạt hoặc lý do bất khả kháng khác từ nguồn lực của địa phương và nguồn dự trữ quốc gia.

2. Hỗ trợ nhu yếu phẩm thiết yếu:

Đối tượng có hoàn cảnh khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng khác mà mất nhà ở và không có khả năng tự bảo đảm các nhu cầu thiết yếu thì được xem xét hỗ trợ từ nguồn lực huy động hoặc nguồn dự trữ quốc gia: lều bạt, nước uống, thực phẩm, chăn màn, xoong nồi, chất đốt, xuồng máy và một số mặt hàng thiết yếu khác phục vụ nhu cầu trước mắt, tại chỗ.

3. Thủ tục hỗ trợ thực hiện theo quy định sau đây:

a) Trưởng thôn, bản, phum, sóc, ấp, cụm, khóm, tổ dân phố (sau đây gọi chung là Trưởng thôn) lập danh sách hộ gia đình và số người trong hộ gia đình thiếu đói, thiếu nhu yếu phẩm thiết yếu cần hỗ trợ theo các Mẫu số 5a và 5b ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP;

b) Trưởng thôn chủ trì hợp với đại diện của các tổ chức có liên quan trong thôn để xem xét các trường hợp hộ gia đình, số người trong hộ gia đình thiếu đói, nhu yếu phẩm thiết yếu trong danh sách và hoàn thiện, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

c) Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Trưởng thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định cứu trợ ngay những trường hợp cấp thiết. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;

d) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ;

đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định hỗ trợ. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính;

e) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Trường hợp thiếu nguồn lực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính;

g) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia tổng hợp nhu cầu hỗ trợ của các địa phương báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đồng thời gửi Bộ Tài chính thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định xuất cấp hàng dự trữ quốc gia;

h) Khi nhận được hỗ trợ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện ngay việc trợ giúp cho đối tượng bảo đảm đúng quy định;

i) Kết thúc mỗi đợt hỗ trợ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả hỗ trợ.

Câu 29.Do lũ quét, nhà anh K bị sập, vì nửa đêm anh không kịp chạy nên bị bức tường đè vào người gây chấn thượng nặng. Anh có được hưởng hỗ trợ xã hội không? Mức hưởng như thế nào?

Trả lời

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP về hỗ trợ chi phí điều trị người bị thương nặng thì trường hợp của anh K thuộc đối tượng được hỗ trợ, cụ thể:Người bị thương nặng do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc do các lý do bất khả kháng khác tại nơi cư trú được xem xét hỗ trợ với mức tối thiểu bằng 10 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP. Như vậy, mức hỗ trợ anh K nhận được ít nhất là 10 x 360.000 = 3.600.000 đồng. Tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương anh K có thế được hưởng hơn mức này.

Trình tự xem xét hỗ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP

Câu 30: Chị L là người cùng quê với tôi, là hộ nghèo, lên thành phố bán hàng rong. Khi đang đi bán hàng, do mưa to gió lớn chị bị một cành cây rơi vào người nên bị thương nặng, đang được cấp cứu tại bệnh viện. Hoàn cảnh của chị có được hỗ trợ xã hội không?

Trả lời:

Trường hợp của chị La là đối tượng được hưởng hỗ trợ xã hội theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP về hỗ trợ chi phí điều trị người bị thương nặngvì thuộctrường hợp người bị thương nặng do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc do các lý do bất khả kháng khác ngoài nơi cư trú. mà không có người thân thích chăm sóc thì cơ quan, tổ chức trực tiếp cấp cứu, chữa trị có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cấp cứu, chữa trị cho đối tượng quyết định hỗ trợ. Mức hỗ trợ là: tối thiểu bằng 10 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP (10 x 360.000 = 3.600.000 đồng) .

Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.

Câu 31.  Học sinh Y khi đi học qua cầu treo thì bị lũ cuốn đi mất tích. Sau hơn một tuần khi nước rút thì gia đình mới tìm được thi thể. Gia đình học sinh Y là hộ nghèo trong bản, tôi muốn hỏi gia đình em có được xem xét hỗ trợ chi phí mai táng không?

Trả lời:

Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 20/2021/NĐ-CPquy định về hỗ trợ chi phí mai táng như sau:

Hộ gia đình có người chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí mai táng với mức tối thiểu bằng 50 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP (360.000 x 50 = 18.000.000đ).

Chiếu theo quy định trên thì gia đình học sinh Y sẽ được xem xét hỗ trợ chi phí mai táng.

Thủ tục hỗ trợ chi phí mai táng thực hiện theo quy định sau đây:

1. Cơ quan, tổ chức, gia đình hoặc cá nhân trực tiếp mai táng có Tờ khai đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP và giấy báo tử của đối tượng được hỗ trợ nêu trên gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc sau khi nhận được đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định. Trường hợp thiếu kinh phí thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Câu 32. Do ảnh hưởng của mưa lũ, nhà bà P bị lũ quét làm sập nhà, bà P là hộ đơn thân, cận nghèo, không còn bà con họ hàng nên không có chỗ ở, xin hỏi hoàn cảnh của bà P sẽ được hỗ trợ như thế nào?

Trả lời:

Trường hợp của Bà P sẽ được hỗ trợ chi phí làm nhà với mức hỗ trợ tối thiểu là 40.000.000 đồng/hộ.

Đây là quy định tại Điều 15 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP về hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở theo đó:

1. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức tối thiểu 40.000.000 đồng/hộ.

2. Hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí di dời nhà ở với mức tối thiểu 30.000.000 đồng/hộ.

3. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không ở được thì được xem xét hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở với mức tối thiểu 20.000.000 đồng/hộ.

4. Thủ tục xem xét hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở thực hiện theo quy định sau đây:

a) Hộ gia đình có Tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CPgửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Trình tự xem xét hỗ trợ về nhà ở thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.

Câu 33.Cháu D 7 tuổi, có cha mẹ chết do hỏa hoạn, hiện không có người thân thích chăm sóc, nuôi dưỡng. Hiện cháu đang ở nhà tôi, vì là bạn thân với mẹ cháu.  Tôi muốn hỏi cháu sẽ được nhà nước chăm lo như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật về việc hỗ trợ khẩn cấp đối với trẻ em khi cha, mẹ bị chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc các lý do bất khả kháng khácmà không còn người thân thích chăm sóc, nuôi dưỡng (Điều 16Nghị định số 20/2021/NĐ-CP) thì cháu D sẽ được hỗ trợ theo các chi phí sau:

a) Tiền ăn trong thời gian sống tại hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng;

b) Chi phí điều trị trong trường hợp phải điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà không có thẻ bảo hiểm y tế;

c) Chi phí đưa đối tượng về nơi cư trú hoặc đến cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội.

2. Thủ tục hỗ trợ trẻ em quy định tại khoản 1 nêu trên thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.

Câu 34.  Nhà nước có chính sách hỗ trợ tạo việc làm, phát triển sản xuất đối với hộ gia đình có người là lao đông chính bị chết do thiên tai như thế nào?

Trả lời

Điều 17 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định về việc hỗ trợ tạo việc làm, phát triển sản xuất như sau:

1. Hộ gia đình có người là lao động chính bị chết, mất tích hoặc hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất chính do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng khác dẫn đến mất việc làm thì được xem xét trợ giúp tạo việc làm, phát triển sản xuất theo quy định hiện hành.

2. Trường hợp đặc biệt khẩn cấp, nghiêm trọng, việc hỗ trợ các nội dung quy định tại các Điều 12, 13 và 14 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, thực hiện theo quy trình, thủ tục do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định, bỏ qua bước bình xét, bảo đảm chi trả cho đối tượng kịp thời, đúng đối tượng, đúng định mức, công khai và minh bạch.

Câu 35. Trẻ em lang thang ăn xin có phải đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 18Nghị định số 20/2021/NĐ-CP về các đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng thì:

1. Đối tượng thuộc diện được hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng tại cộng đồng bao gồm:

a) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP(1. Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây:a) Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;b) Mồ côi cả cha và mẹ;c) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;d) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;đ) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;e) Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;g) Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;h) Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;i) Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;k) Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;l) Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.)

b) Đối tượng quy định tại điểm d khoản 5 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ( Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.);

c) Đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP(Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật).

2. Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp thuộc diện nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng bao gồm:

a) Trẻ em có cả cha và mẹ bị chết, mất tích theo quy định của pháp luật mà không có người thân thích chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc người thân thích không có khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng;

b) Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục, thân thể; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động cần được bảo vệ khẩn cấp trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;

c) Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;

d) Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Thời gian nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này là không quá 03 tháng. Trường hợp hết thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng mà hộ gia đình, cá nhân không nhận chăm sóc, nuôi dưỡng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển hộ gia đình, cá nhân khác nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời hoặc có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đưa đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội theo quy định.

          Chiếu theo quy định trên thì trẻ em lang thang ăn xin là đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng

Câu 36.H là nạn nhân bị xâm hại tình dục, thân thể đangđược bảo vệ khẩn cấp trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội, H sẽ được nhận những chế độ hỗ trợ nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 19Nghị định số 20/2021/NĐ-CP chế độ đối với đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng thì :

Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục, thân thể; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động cần được bảo vệ khẩn cấp trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội khi sống tại hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng được hỗ trợ theo quy định sau đây:

a) Tiền ăn trong thời gian sống tại hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng;

b) Chi phí điều trị trong trường hợp phải điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà không có thẻ bảo hiểm y tế;

c) Chi phí đưa đối tượng về nơi cư trú hoặc đến cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội.

Câu 37. Chế độ đối với hộ gia đình, cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng thuộc diện được hưởng trợ cấp xã hội được quy định như thế nào?

Trả lời:

Điều 20 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định chế độ đối với hộ gia đình, cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng thuộc diện được hưởng trợ cấp xã hội như sau”

1. Hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho mỗi đối tượng quy định tại khoản 1, điểm d khoản 5 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CPbằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 20/2021/NĐ-CPnhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:

a) Hệ số 2,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em dưới 04 tuổi là đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP;

b) Hệ số 1,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em từ đủ 04 tuổi đến dưới 16 tuổi là đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, đối tượng quy định tại điểm d khoản 5 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.

2. Hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho mỗi đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CPbằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 20/2021/NĐ-CPnhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:

a) Mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi được quy định như sau:

- Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi một con dưới 36 tháng tuổi;

- Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai và nuôi một con dưới 36 tháng tuổi hoặc nuôi hai con dưới 36 tháng tuổi trở lên;

Trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các hệ số khác nhau quy định tại điểm này thì chỉ được hưởng một hệ số cao nhất;

Trường hợp cả vợ và chồng là người khuyết tật thuộc diện hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng quy định tại điểm này thì chỉ được hưởng một suất hỗ trợ kinh phí chăm sóc.

b) Trường hợp người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang hưởng trợ cấp xã hội quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CPnhưng mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì vẫn được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc quy định tại điểm a khoản 2 nêu trên.

c) Hộ gia đình đang trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một người khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc hệ số một (1,0).

d) Hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc với hệ số được quy định như sau:

- Hệ số 1,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một người khuyết tật đặc biệt nặng;

- Hệ số 2,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng.

3. Được hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.

4. Được ưu tiên vay vốn, dạy nghề tạo việc làm, phát triển kinh tế hộ và chế độ ưu đãi khác theo quy định của pháp luật liên quan.

Câu 38. Vì không có con nên tôi muốn nhận cháu B là trẻ mồ côi , cha mẹ mất do lũ lụt (người thân của của cháu đã già yếu không có khả năng nuôi dưỡng) về chăm sóc, nuôi dưỡng. Thủ tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng như thế nào?

Trả lời:

Khoản 2 Điều 21Nghị định số 20/2021/NĐ-CPquy định thủ tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượnglà trẻ em có cả cha và mẹ bị chết, mất tích theo quy định của pháp luật mà không có người thân thích chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc người thân thích không có khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng như sau:

a) Trưởng thôn lập danh sách đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng và cá nhân hoặc hộ gia đình có đủ điều kiện nhận chăm sóc, nuôi dưỡng thuộc địa bàn thôn gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;

c) Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ. Trường hợp không hỗ trợ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đưa đối tượng và bàn giao cho tổ chức, cá nhân hoặc hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng ngay sau khi có quyết định hỗ trợ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Câu 39. Để được nhận nuôi dưỡng trẻ em là đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội thì người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng cần có các điều kiện gì?

Trả lời:

Điều 22 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định điều kiện, trách nhiệm đối với người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em như sau:

1. Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

b) Tự nguyện nhận chăm sóc trẻ em;

c) Có nơi ở ổn định và chỗ ở cho trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng;

d) Có điều kiện về kinh tế, sức khỏe, kinh nghiệm chăm sóc trẻ em;

đ) Đang sống cùng chồng hoặc vợ thì chồng hoặc vợ phải bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a và b khoản này.

2. Trường hợp ông, bà nội ngoại, cô, dì, chú, bác, anh, chị ruột nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CPkhông bảo đảm điều kiện quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều này vẫn được xem xét hưởng chính sách quy định tại Điều 12 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.

3. Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm sau đây:

a) Bảo đảm điều kiện để trẻ em được đi học, chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí;

b) Bảo đảm chỗ ở an toàn, vệ sinh cho trẻ em;

c) Đối xử bình đẳng đối với trẻ em;

d) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Câu 40: Anh H là chú họ xa của cháu K, khi bố mẹ cháu mất tích trong vụ tai nạn đã nhận nuôi cháu. Nhưng tôi thấy anh H có dấu hiệu lợi dụng việc chăm sóc nuôi dưỡng để trục lợi. Nếu bị khiếu nại, anh H có được tiếp tục nuôi cháu K không?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 4 Điều 22Nghị định số 20/2021/NĐ-CP thì các trường hợp sau đây không được tiếp tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em:

a) Có hành vi đối xử tệ bạc với trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng;

b) Lợi dụng việc chăm sóc, nuôi dưỡng để trục lợi;

c) Có tình trạng kinh tế hoặc lý do khác dẫn đến không còn đủ khả năng bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em;

d) Vi phạm nghiêm trọng quyền của trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.

Nếu đúng như anh/chị phản ánh là anh H lợi dụng việc chăm sóc nuôi dưỡng cháu K để trục lợi, anh chị có thể báo với chính quyền đề xử lý, bảo đảm quyền lợi cho cháu K .

Câu 41:Pháp luật quy định điều kiện, trách nhiệm đối với người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng và người cao tuổi đủ điều kiện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 23Nghị định số 20/2021/NĐ-CP thì người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng, người cao tuổi đủ điều kiện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội phải bảo đảm điều kiện và trách nhiệm sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

b) Có sức khoẻ, kinh nghiệm và kỹ năng chăm sóc người khuyết tật, người cao tuổi;

c) Có nơi ở ổn định và nơi ở cho người khuyết tật, người cao tuổi;

d) Có điều kiện kinh tế;

đ) Đang sống cùng chồng hoặc vợ thì chồng hoặc vợ phải bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a và b khoản này.

2. Trường hợp không được tiếp tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi, người khuyết tật:

a) Có hành vi đối xử tệ bạc đối với người cao tuổi, người khuyết tật;

b) Lợi dụng việc nhận việc chăm sóc, nuôi dưỡng để trục lợi;

c) Có tình trạng kinh tế hoặc lý do khác dẫn đến không còn bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi, người khuyết tật;

d) Vi phạm nghiêm trọng quyền của người được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.

Câu 42. Những đối tượng bảo trợ xã hội nào được chăm sóc nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội?

Trả lời:

Điều 24 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định các đối tượng bảo trợ xã hội được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở trợ giúp xã hội) bao gồm:

1. Đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bao gồm:

a) Đối tượng quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 5 của Nghị định số 20/2021/NĐ-CPthuộc diện khó khăn không tự lo được cuộc sống và không có người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng;

b) Người cao tuổi thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về người cao tuổi;

c) Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.

2. Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp bao gồm:

a) Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;

b) Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú;

c) Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Người chưa thành niên, người không còn khả năng lao động là đối tượng thuộc diện chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

4. Thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội tối đa không quá 03 tháng. Trường hợp quá 3 tháng mà không thể đưa đối tượng trở về gia đình, cộng đồng thì cơ quan quản lý cấp trên của cơ sở trợ giúp xã hội xem xét, quyết định giải pháp phù hợp.

5. Đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm:

a) Người cao tuổi thực hiện theo hợp đồng ủy nhiệm chăm sóc;

b) Người không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 nêu trên, không có điều kiện sống tại gia đình, có nhu cầu vào sống tại cơ sở trợ giúp xã hội.

Câu 43. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội được quy định như thế nào?

Trả lời:

Điều 25Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội

Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 24 Nghị định số 20/2021/NĐ-CPkhi sống tại cơ sở trợ giúp xã hội được hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy định sau đây:

1. Mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho mỗi đối tượng bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 20/2021/NĐ-CPnhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:

a) Hệ số 5,0 đối với trẻ em dưới 04 tuổi;

b) Hệ số 4,0 đối với các đối tượng từ đủ 4 tuổi trở lên.

2. Cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định pháp luật về bảo hiểm y tế.

3. Hỗ trợ chi phí mai táng khi chết với mức tối thiểu bằng 50 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.

4. Cấp vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày, chăn, màn, chiếu, quần áo mùa hè, quần áo mùa đông, quần áo lót, khăn mặt, giày, dép, bàn chải đánh răng, thuốc chữa bệnh thông thường, vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ, sách, vở, đồ dùng học tập đối với đối tượng đang đi học và các chi phí khác theo quy định.

5. Trường hợp đối tượng đã được hưởng chế độ trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng quy định tại khoản 1 Điều này thì không được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng quy định tại Điều 6 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.

Câu 44: Nhà nước có chính sách gì hỗ trợ giáo dục, đào tạo và tạo việc làm của nhà nước đối với đối tượng trẻ em thuộc diễn được hỗ trợ xã hội?

Trả lời:

Điều 26 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP hỗ trợ giáo dục, đào tạo và tạo việc làm như sau:

1. Đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội được hưởng chính sách hỗ trợ học mầm non, giáo dục phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất theo quy định của pháp luật.

2. Đối tượng trẻ em quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 24 Nghị định số 20/2021/NĐ-CPtừ 16 tuổi trở lên đang học các cấp học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng không quá 22 tuổi.

3. Trẻ em từ 13 tuổi trở lên được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội không còn học phổ thông thì được giới thiệu học nghề.

4. Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 24 Nghị định số 20/2021/NĐ-CPtừ 16 tuổi trở lên không tiếp tục học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học được đưa trở về nơi ở trước khi vào cơ sở trợ giúp xã hội. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi ở trước đây của đối tượng có trách nhiệm tiếp nhận, tạo điều kiện để có việc làm, ổn định cuộc sống.

5. Đối tượng quy định tại khoản 1 và 3 Điều 24 Nghị định số 20/2021/NĐ-CPtừ 16 tuổi trở lên không tiếp tục học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thì cơ sở trợ giúp xã hội và địa phương xem xét hỗ trợ để có nơi ở, tạo việc làm và cơ sở trợ giúp xã hội tiếp tục giải quyết trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng cho đến khi tự lập được cuộc sống, nhưng không quá 24 tháng.

Câu 45: Ai có thẩm quyền tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội? Thủ tục, hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội được quy định như thế nào?

Trả lời:

Thẩm quyền, thủ tục, hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội được quy định cụ thể tại Điều 27, 28 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP như sau:

1. Thẩm quyền, hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội

1. Thẩm quyền tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội: Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội quyết định tiếp nhận đối tượng vào cơ sở. Đối với cơ sở trợ giúp xã hội do cấp huyện quản lý thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đưa đối tượng vào cơ sở.

2. Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở đối với đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, gồm:

a) Tờ khai của đối tượng hoặc người giám hộ theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP;

b) Bản sao giấy khai sinh đối với trẻ em, trường hợp trẻ em bị bỏ rơi phải làm thủ tục đăng ký khai sinh theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch;

c) Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật đối với trường hợp là người khuyết tật;

d) Xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp bị nhiễm HIV;

đ) Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã;

e) Giấy tờ liên quan khác (nếu có);

g) Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi cơ quan quản lý cơ sở trợ giúp xã hội (nếu vào cơ sở của tỉnh);

h) Quyết định tiếp nhận của người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội.

3. Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này, bao gồm:

a) Tờ khai của đối tượng hoặc người giám hộ theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân của đối tượng (nếu có);

c) Biên bản đối với trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa đến an toàn của đối tượng;

d) Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đối tượng đang ở hoặc nơi phát hiện thấy cần sự bảo vệ khẩn cấp;

đ) Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi cơ quan quản lý cơ sở (nếu vào cơ sở của tỉnh);

e) Quyết định tiếp nhận của người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội.

4. Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội đối với đối tượng tự nguyện, bao gồm:

a) Hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của đối tượng.

2. Thủ tục tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội

1. Thủ tục tiếp nhận vào cơ sở đối với đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP thực hiện theo quy định sau đây:

a) Đối tượng hoặc người giám hộ có giấy tờ theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 27 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xét duyệt và niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 07 ngày làm việc, trừ những thông tin về HIV của đối tượng;

c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định;

d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đưa đối tượng vào cơ sở trợ giúp xã hội thuộc thẩm quyền quản lý hoặc có văn bản đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét chuyển hồ sơ đến người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội tiếp nhận đối tượng vào cơ sở;

đ) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định và chuyển hồ sơ của đối tượng đến cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn quản lý; sau khi nhận đầy đủ hồ sơ, người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội quyết định tiếp nhận đối tượng vào cơ sở;

e) Trường hợp đối tượng không được tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Thủ tục tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP thực hiện theo quy định sau đây:

a) Cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm tiếp nhận ngay các đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp để chăm sóc, nuôi dưỡng và hoàn thiện các thủ tục theo quy trình sau:

Bước 1. Lập biên bản tiếp nhận có chữ ký của cá nhân hoặc đại diện cơ quan, đơn vị phát hiện ra đối tượng (nếu có), chính quyền (hoặc công an) cấp xã, đại diện cơ sở trợ giúp xã hội. Đối với đối tượng là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục, nạn nhân bị buôn bán và nạn nhân bị cưỡng bức lao động, biên bản tiếp nhận có chữ ký của đối tượng (nếu có thể);

Bước 2. Đánh giá về mức độ tổn thương, khả năng phục hồi và nhu cầu trợ giúp của đối tượng để có kế hoạch trợ giúp đối tượng;

Bước 3. Bảo đảm an toàn và chữa trị những tổn thương về thân thể hoặc tinh thần cho đối tượng kịp thời; đối với trẻ em bị bỏ rơi, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 25 ngày làm việc;

Bước 4. Quyết định trợ giúp đối tượng tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc chuyển đối tượng về gia đình, cộng đồng;

Bước 5. Hoàn thành các thủ tục, hồ sơ của đối tượng theo quy định, Trường hợp là trẻ em bị bỏ rơi, cơ sở thực hiện các thủ tục khai sinh cho trẻ theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

b) Các thủ tục, hồ sơ phải hoàn thiện trong 10 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận đối tượng, trường hợp kéo dài quá 10 ngày làm việc, phải do cơ quan quản lý cấp trên xem xét quyết định.

3. Thủ tục quyết định tiếp nhận đối với đối tượng tự nguyện thực hiện theo quy định sau đây:

Đối tượng tự nguyện ký hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội với người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội và nộp bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.

 

Câu 46. Hiện nay, tình trạng trẻ em bị xâm phạm trên môi trường mạng đang trở nên phổ biến. Đề nghị cho biết, Chính phủ đã có những biện pháp gì để bảo vệ trẻ em trên không gian này?

Để bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em khi trẻ em tiếp cận thông tin, tham gia các hoạt động trên môi trường mạng và ngăn chặn, xử lý các hành vi lợi dụng môi trường mạng thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật, Ngày 01/6/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 830/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025”. Chương trình nhằm Trang bị kiến thức, kỹ năng số cho trẻ em theo từng độ tuổi để biết tự bảo vệ mình và biết cách tương tác an toàn trên môi trường mạng, trong đó gồm: Sử dụng mạng lành mạnh, an toàn; tự bảo vệ mình khi tham gia tương tác trên môi trường mạng và cách thức nhận diện, thông báo, tố giác hành vi, vụ việc xâm hại trẻ em trên môi trường mạng;  Truyền thông đến toàn xã hội, tập trung vào các đối tượng là cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ về kiến thức, kỹ năng hỗ trợ, định hướng trẻ em tương tác an toàn, lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng; Thực hiện các giải pháp chủ động phòng ngừa, phát hiện các hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng; bảo đảm các điều kiện cần thiết để trẻ em được tham gia an toàn, lành mạnh trên môi trường mạng và có các giải pháp hỗ trợ phù hợp để trẻ phục hồi khi chịu tác động tiêu cực từ môi trường mạng; Hình thành và phổ cập Hệ sinh thái các sản phẩm, ứng dụng của Việt Nam trên môi trường mạng đáp ứng nhu cầu học tập, giải trí của trẻ em trên môi trường mạng.

Câu 47. Việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng cần có hành lang pháp lý chặt chẽ, vậy, Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra những yêu cầu nào về hành lang pháp lý và thực thi pháp luật?

Theo Quyết định số 830/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra những nhiệm vụ trọng tâm cho việc Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý như sau:

- Rà soát, hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế chính sách về bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh trên môi trường mạng, trong đó lấy trẻ em làm trung tâm trong xây dựng chính sách và lấy ý kiến của trẻ em đối với các cơ chế, chính sách tác động đến trẻ em trên môi trường mạng; cụ thể hóa trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương khi để xảy ra các vụ việc xâm hại trẻ em trên môi trường mạng gây hậu quả nghiêm trọng thuộc phạm vi quản lý.

- Đề xuất sửa đổi, bổ sung các chế tài nghiêm minh để xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự các hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng; quy định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của cha, mẹ, các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em trong việc quản lý, giám sát trẻ em tiếp cận và tương tác trên môi trường mạng.

- Đề xuất nghiêm cấm mọi hình thức tạo lập, lưu trữ, chia sẻ với mục đích vi phạm pháp luật các hình ảnh, video clip trong đó trẻ em là đối tượng bị xâm hại tình dục.

- Đề xuất cơ chế, chính sách thu hút các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, ứng dụng và nội dung hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.

Ngoài ra, việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực thực thi pháp luật cũng được quan tâm, cụ thể:

- Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức, đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, kịp thời ứng phó với các vấn đề liên quan đến trẻ em trên môi trường mạng.

- Nghiên cứu thành lập các trung tâm tư vấn, hỗ trợ giúp trẻ phục hồi về tâm lý, thể chất và tinh thần khi bị xâm hại trên môi trường mạng cũng như hỗ trợ pháp lý cho trẻ. Đối với trẻ bị xâm hại, lạm dụng tình dục qua môi trường mạng cần có chuyên gia tâm lý tư vấn trực tiếp để giảm thiểu tác động từ đầu, đồng hành cùng trẻ trong quá trình điều tra, xử lý tội phạm và hỗ trợ định hướng cho trẻ phục hồi.

- Hình thành mạng lưới bảo vệ, hỗ trợ trẻ em trên môi trường mạng có sự tham gia của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, chuyên gia, cá nhân trong và ngoài nước và một số trẻ em. Đây là mạng lưới chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ hoạt động nâng cao năng lực, nhận thức, tư vấn, hỗ trợ triển khai các giải pháp/biện pháp hành chính, kỹ thuật cho mỗi thành viên và tới cộng đồng xã hội đối với vấn đề bảo vệ, hỗ trợ trẻ em trên môi trường mạng.

- Triển khai các chương trình tập huấn, nâng cao năng lực, cập nhật kiến thức, công nghệ, kỹ năng tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho lực lượng thực thi pháp luật, cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em, điều tra tội phạm và truy tố, xét xử để kịp thời nắm thông tin, tình hình thế giới, đặc biệt là xu hướng công nghệ đối với vấn đề ngăn ngừa, xử lý các vụ lạm dụng, xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.

- Xây dựng cơ chế phối hợp, quy trình xử lý trong việc tiếp nhận thông tin, điều tra, xử lý các hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng giữa các cơ quan quản lý nhà nước liên quan theo hướng mỗi khâu có một đầu mối cụ thể chịu trách nhiệm; thiết lập cơ chế liên ngành theo dõi tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng.

Câu 48. Về giáo dục,  truyền thông nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng cho các em, cần có những yêu cầu nào?

Theo Quyết định số 830/QĐ-TTg, việc giáo dục truyền thông nâng cao nhận thức và kỹ năng cho trẻ em trên môi trường mạng, Thủ tướng Chính phủ đặt ra nhiệm vụ:

- Tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức ở quy mô quốc gia; đổi mới cách thức, nội dung công tác truyền thông theo hướng gần gũi, sinh động để thu hút trẻ, thông qua ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, qua mạng Internet và mạng xã hội. Tăng cường hiển thị trên các kênh truyền hình trung ương và địa phương số điện thoại đường dây nóng Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em số 111 tiếp nhận thông tin báo cáo xâm hại trẻ em và địa chỉ liên hệ của các trung tâm, tổ chức tư vấn, cứu trợ khẩn cấp.

- Lồng ghép vào chương trình giáo dục các nội dung trang bị kiến thức, nâng cao nhận thức về môi trường mạng cho trẻ em và kỹ năng cơ bản khi tham gia sử dụng Internet, cách thức tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị xâm hại trên môi trường mạng; trang bị “bộ kỹ năng số” cơ bản cho trẻ em theo độ tuổi; đẩy mạnh các hình thức tư vấn hỗ trợ trẻ em thông qua tư vấn học đường. Phát triển các chương trình, hình thức giáo dục dành cho đối tượng trẻ em không đến trường học thông qua hệ thống bảo vệ trẻ em tại cộng đồng, các tổ chức xã hội, tổ dân phố, trung tâm tư vấn.

- Khuyến khích, thúc đẩy gia đình, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, giáo viên, phóng viên, biên tập viên, nhà báo chủ động, thường xuyên cập nhật kiến thức, phương pháp hướng dẫn trẻ các kỹ năng tự bảo vệ mình, tìm hiểu thông tin và khả năng tự phát hiện, tố cáo các hành vi có nguy cơ xâm hại khi tham gia môi trường mạng.

- Phát triển các sản phẩm, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông hỗ trợ học tập trên môi trường mạng để trẻ em truy cập, khai thác nguồn tài nguyên trực tuyến một cách chủ động, sáng tạo, hiệu quả và an toàn. Biểu dương, khen thưởng kịp thời và nhân rộng những mô hình hay, cách làm sáng tạo.

- Tăng cường công tác truyền thông, đặc biệt đối với các hình thức truyền thông trên Internet về quyền trẻ em và trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em trên môi trường mạng.

Câu 49. Chương trình bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng đã đặt ra vấn đề triển khai các biện pháp, giải pháp kỹ thuật, ứng dụng công nghệ như thế nào?

Theo mục 3.II Điều 1 Quyết định số 830/QĐ-TTg, các vấn đề triển khai các biện pháp, giải pháp kỹ thuật, ứng dụng công nghệ bao gồm:

- Thiết lập các kênh thông tin thân thiện để tiếp nhận phản ánh về các hình ảnh, video, nội dung xâm hại trẻ em trên môi trường mạng theo hướng tích hợp thành một đầu mối duy nhất; có cơ chế kết nối để các nhà cung cấp dịch vụ nội dung trên Internet có thể tích hợp chế độ báo cáo tự động về các nội dung nguy hại, xâm hại trẻ em trên môi trường mạng về cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Đưa vào sử dụng trong ngành giáo dục và đào tạo các phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, các kho học liệu, xuất bản phẩm điện tử nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập trên môi trường mạng, đồng thời quản lý tốt việc học sinh truy cập mạng, đổi mới cách thức tương tác giữa nhà trường với gia đình và học sinh; góp phần thực hiện chuyển đổi số một cách an toàn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

- Thiết lập cơ sở dữ liệu CSAM (tiếng Anh là Child Sexual Abuse Material - gọi tắt là CSAM) của Việt Nam gồm thông tin, dữ liệu đặc tả về hình ảnh/video xâm hại trẻ em và có cơ chế để các cơ quan chức năng và các tổ chức, doanh nghiệp liên quan tham gia cập nhật, phân tích thông tin nhằm ngăn ngừa việc đăng tải, chia sẻ các hình ảnh/video xâm hại trẻ em trên môi trường mạng dựa trên ứng dụng các công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo, học máy, phân tích dữ liệu lớn...; hướng tới kết nối với các cơ sở dữ liệu tương tự trong khu vực và của các cơ quan, tổ chức quốc tế về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

- Triển khai giải pháp kỹ thuật nhằm kết nối, chia sẻ dữ liệu, thu thập, phân tích thông tin, giám sát việc tuân thủ chặn lọc, gỡ bỏ các nội dung xâm hại trẻ em trên môi trường mạng. Yêu cầu các trang web có tên miền quốc gia “.vn”, các trang web có địa chỉ IP tại Việt Nam tự thực hiện chặn lọc nội dung xâm hại trẻ em và hiển thị thông báo nội dung phù hợp với lứa tuổi theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

- Khuyến khích, kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ số, nội dung số, truyền thông số Việt Nam phát triển, làm chủ các công nghệ bảo vệ, hỗ trợ trẻ em trên môi trường mạng và các ứng dụng, nội dung giúp trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.

Câu 50. Đề nghị cho biết tảo hôn là gì? Tảo hôn có phải là hành vi vi phạm pháp luật không?

Theo Khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định, tảo hôn là  việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định. Theo đó, tuổi kết hôn của nam là từ đủ 20 tuổi trở lên, tuổi kết hôn của nữ là từ đủ 18 tuổi trở lên.

Bên cạnh đó, tại điểm b Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân gia đình, hành vi tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dôi kết hôn, cản trở kết hôn là hành vi bị pháp luật cấm. Do đó, nếu tảo hôn thì sẽ vi phạm pháp luật.

Câu 51. Tôi là người dân tộc thiểu số, ở nơi tôi sống, tảo hôn là hiện tượng phổ biến. Tôi biết tảo hôn là vi phạm pháp luật nên muốn thay đổi suy nghĩ này đối với người dân nơi bản làng tôi sống. Xin hỏi, có những quy định nào về xử lý vi phạm pháp luật về tảo hôn để tôi có thể phổ biến cho người dân?

Ngày 15/7/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (Nghị định số 82/2020/NĐ-CP), theo đó, tại Điều 58 Nghị định có quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn. Cụ thể:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.

Ngoài ra, đối với trường hợp người ở độ tuổi tảo hôn bị cưỡng ép kết hôn thì hành vi cưỡng ép kết hôn cũng bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (khoản 2 Điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP).

Bên cạnh đó, tổ chức tảo hôn cũng sẽ bị xử lý hình sự, cụ thể, Điều 183 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định tội tổ chức tảo hôn như sau: Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

Câu 52. Hôn nhân cận huyết là gì? Pháp luật có quy định nào về hôn nhân cận huyết không?

Hôn nhân cận huyết được hiểu là việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.

Theo khoản  17, 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Đồng thời, điểm  d Khoản 2 Điều 5 cũng quy định hành vi Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời là hành vi bị nghiêm cấm.

Vì vậy, hôn nhân cận huyết cũng là hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 53. Đề nghị cho biết quy định xử lý vi phạm pháp luật về hôn nhân cận huyết?

Điểm a Khoản 2 Điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định, hành vi Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, hôn nhân cận huyết cũng sẽ bị xử lý hình sự, cụ thể: Điều 184 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội loạn luân: Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Câu 54. Anh X đang là lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, nay muốn đi học nghề để có thể kiếm thêm thu nhập. Xin hỏi, pháp luật có quy định về việc hỗ trợ lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp hay không?

Ngày 31/3/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 17/2021/NĐ-CP quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó, đối tượng được hỗ trợ học nghề bao gồm:

- Người lao động được hỗ trợ học nghề theo quy định của Luật Việc làm năm 2013;

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được thực hiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp tham gia đào tạo nghề nghiệp cho người lao động (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo nghề nghiệp).

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan bảo hiểm xã hội; trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập và các cơ quan có liên quan đến việc hỗ trợ học nghề cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Câu 55. Đề nghị cho biết mức hỗ trợ học nghề đối với lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

Khoản 1 Điều 3 Quyết định số 17/2021/QĐ-TTg quy định mức hỗ trợ học nghề đối với lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp như sau:

- Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề đến 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 4.500.000 đồng/người/khóa đào tạo.

- Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề trên 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 1.500.000 đồng/người/tháng.

Trường hợp người lao động tham gia khóa đào tạo nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở đào tạo nghề nghiệp thì số ngày lẻ được tính theo nguyên tắc: Từ 14 ngày trở xuống tính là ½ tháng và từ 15 ngày trở lên được tính là 01 tháng.

Câu 56. Đề nghị cho biết chăn nuôi nông hộ cần đảm bảo điều kiện gì? Trường hợp vi phạm thì sẽ bị xử phạt như thế nào?

Điểm c, khoản 3 Điều 21 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Chăn nuôi quy định, chăn nuôi nông hộ phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người;

- Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi;

- Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.

- Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có nghĩa vụ: Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định; Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi; Xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật.

Vì vậy, trường hợp vi phạm điều kiện nêu trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể, Điều 24 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP quy định:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi gian đối trong kê khai nhằm mục đích trục lợi.

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi.

Ngoài ra, hành vi vi phạm có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

- Buộc di dời vật nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi đối với hành vi vi phạm.

Câu 57. Đề nghị cho biết hành vi vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ thì sẽ bị áp dụng mức xử phạt như thế nào?

Điều 25 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ sẽ bị áp dụng các mức xử phạt sau:

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Không lưu giữ, cập nhật đầy đủ hồ sơ về quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc;

+ Không bảo đảm khoảng cách an toàn trong chăn nuôi trang trại theo quy định.

- Hành vi vi phạm quy định về kê khai chăn nuôi bị xử phạt như sau:

+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện kê khai;

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi gian đối trong kê khai nhằm mục đích trục lợi.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi theo quy định.

Ngoài ra,  hành vi vi phạm có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

- Buộc giảm quy mô chăn nuôi cho phù hợp với khoảng cách theo quy định đối với hành vi vi phạm;

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm;

- Buộc di dời trang trại ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi đối với hành vi vi phạm.

Câu 58. Gia đình ông X dùng tầng trên cùng của căn nhà để nuôi yến. Ông đã dùng hệ thống loa phát ra âm thanh dẫn dụ đàn yến về. Tuy nhiên, hệ thống âm thanh của ông quá ồn ào gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh do nhà của ông nằm trong khu đông dân cư. Xin hỏi hành vi này có bị xử phạt hay không?

Điều 27 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP quy định các mức xử phạt đối với hành vi vi phạm về hoạt động nuôi yến. Theo đó, đối với hành vi sử dụng loa phóng phát âm thanh để dẫn dụ chim yến trong trường hợp nhà yến nằm trong khu dân cư, nhà yến cách khu dân cư dưới 300 m hoạt động trước ngày Nghị định số 13/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Như vậy, với trường hợp trên, ông X sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng, đồng thời buộc phải thực hiện biện pháp girm tiếng ồn theo quy định.

Câu 59. Xin cho biết hành vi sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh không tuân thủ hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất bị xử phạt như thế nào?

          Khoản 1 Điều 28 Nghị định số 14/2011/NĐ-CP quy định, hành vi sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh không tuân thủ hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất bị xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ;

-  Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa;

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.

Câu 60. Hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi bị xử phạt như thế nào?

Khoản 4 Điều 28 Nghị định số 14/2011/NĐ-CP quy định, hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi bị xử phạt:

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng mỗi chất cấm trong chăn nuôi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng mỗi chất cấm trong chăn nuôi đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.

Ngoài ra, trường hợp vi phạm còn bị buộc tiêu hủy chất cấm và vật nuôi đã sử dụng chất cấm đối với hành vi vi phạm.

Câu 61. Hiện nay có nhiều cơ sở chăn nuôi thực hiện việc bơm nước vào gia súc, gia cầm để tăng trọng lượng. Hành vi này thể hiện sự gian dối thương mại, vô nhân đạo. Xin hỏi pháp luật có quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này hay không?

Khoản 4 Điều 29 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP quy định hành vi đưa vật thể lạ, bơm nước cưỡng bức hoặc các chất khác vào cơ thể động vật trên cạn trước khi giết mổ bị xử phạt như sau:

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm dưới 100 kg;

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm từ 100 kg đến dưới 500 kg;

+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm từ 500 kg đến dưới 1.000 kg;

+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm từ 1.000 kg trở lên.

Ngoài ra, có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 01 tháng đến 06 tháng hoặc bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xử lý nhiệt đối với động vật; trường hợp tái phạm thì buộc tiêu hủy.

Câu 62. Ông A là chủ trang trại chăn nuôi gia súc quy mô vừa bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Xin hỏi, mức xử phạt này có đúng hay không?

Theo Khoản 1 Điều 30 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP,  hành vi vi phạm quy định về xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bị xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ;

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa;

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.

Với trường hợp nêu trên, ông A là chủ trang trại chăn nuôi quy mô vừa nên mức xử phạt tương ứng với hành vi là từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng. do vậy, mức phạt 7.000.000 đồng là sai quy định pháp luật.

Câu 63. Đề nghị cho biết hành vi vi phạm quy định về xử lý chất thải chăn nuôi nông hộ được pháp luật quy định như thế nào?

Điều 31 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp xử lý phân, nước thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và gây ảnh hưởng đến người xung quanh.

Bên cạnh đó, có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả khắc phục trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm.

Câu 64. Hành vi vi phạm quy định về mua bán xuất nhập khẩu sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi được pháp luạt quy định như thế nào?

Điều 32 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP quy định:

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Mua bán mỗi sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi có chất lượng thấp hơn mức tối thiểu hoặc cao hơn mức tối đa từ 5% trở lên so với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng;

+ Nhập khẩu mỗi sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi có chất lượng thấp hơn mức tối thiểu hoặc cao hơn mức tối đa từ 5% trở lên so với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Mua bán mỗi sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi chưa được công bố thông tin sản phẩm trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

+ Nhập khẩu mỗi sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi chưa được công bố thông tin sản phẩm trên Công thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Hành vi này có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung: đình chỉ hoạt động mua bán, nhập khẩu sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+Mua bán sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi trong thời gian cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động mua bán sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi;

+ Nhập khẩu sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi trong thời gian cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động nhập khẩu sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi.

Ngoài ra có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi; Buộc tái xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi.

Câu 65. Cơ sở X chuyên sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, trong lần thanh tra vừa qua, cơ sở này đã bị xử phạt về hành vi không có kho bảo quản sản phẩm. Đề nghị cho biết quy định ở văn bản nào?Mức xử phạt bao nhiêu?

Cơ sở X bị xử phạt theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP, theo đó, Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

- Không có người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, hóa học, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường;

- Không thực hiện phân tích chất lượng sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi trong quá trình sản xuất;

- Không có dây chuyền, trang thiết bị phù hợp để sản xuất sản phẩm;

- Không có đầy đủ thiết bị, dụng cụ đo lường để giám sát chất lượng, bảo đảm độ chính xác theo quy định của pháp luật về đo lường;

- Không có kho bảo quản sản phẩm;

- Không có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật bảo đảm an toàn cho người và môi trường trong trường hợp cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật để sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi.

Câu 66. Cơ sở K chuyên sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi đang trong thời gian chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc đình chỉ sản xuất, tuy nhiên, cơ sở này vẫn tiếp túc sản xuất các sản phẩm này. Xin hỏi, hành vi này sẽ bị xử phạt như thế nào?

Cơ sở K sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 4 Điều 33 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi trong thời gian cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ sản xuất. Đồng thời,  Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi đối với hành vi vi phạm;  trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy.

Câu 67. Đề nghị cho biết mức xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định về khảo nghiệm sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi?

Điều 34 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP quy định:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

- Không có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm phù hợp với việc khảo nghiệm mỗi sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi;

- Không có người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, hóa học, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường;

- Không có thiết bị nuôi, giữ vi sinh vật để phục vụ việc khảo nghiệm trong trường hợp cơ sở khảo nghiệm các sản phẩm vi sinh vật sử dụng để xử lý chất thải chăn nuôi;

- Không lưu hồ sơ hoặc lưu không đầy đủ kết quả khảo nghiệm sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi công bố kết quả khảo nghiệm sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi không trung thực.

Ngoài ra có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động khảo nghiệm của cơ sở khảo nghiệm sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi từ 01 tháng đến 03 tháng.Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hủy bỏ kết quả khảo nghiệm sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi đã thực hiện.

Câu 68. Vi phạm quy định về nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi, vật nuôi sống làm thực phẩm sẽ bị xử phạt như thế nào?

Điều 35 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP quy địnhvi phạm quy định về nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi, vật nuôi sống làm thực phẩm sẽ bị xử phạt:

1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

- Nhập khẩu vật nuôi sống làm thực phẩm nhưng để lại nuôi làm giống với mục đích thương mại;

- Nhập khẩu mỗi sản phẩm chăn nuôi có chứa chất cấm trong chăn nuôi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu mỗi loại vật nuôi sống có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi làm thực phẩm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc sử dụng vật nuôi đúng mục đích nhập khẩu; Buộc tái xuất vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi, trường hợp không thể tái xuất thì buộc tiêu hủy.

Câu 69. Cơ quan nao có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về chăn nuôi?

Khoản 1 Điều 36 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP quy định, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về chăn nuôi gồm:

- Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 43 Nghị định này;

- Công chức, viên chức trong các cơ quan quy định tại Điều 37, Điều 38, Điều 42 và Điều 43 Nghị định này được giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm hành chính về chăn nuôi;

- Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân quy định tại Điều 39, Điều 40 và Điều 41 Nghị định này được giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm hành chính về chăn nuôi.

Câu 70. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hay không? Mức xử phạt bao nhiêu?

Khoản 1 Điều 37 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP quy định, chủ tịch UBND cấp xã có quyền:

- Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi và điều kiện chăn nuôi;

- Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a khoản này;

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy chất cấm, nguyên liệu không có trong Danh mục nguyên liệu được phép sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, sản phẩm thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi, động vật, sản phẩm giống vật nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, sản phẩm chăn nuôi; Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả khắc phục hậu quả vi phạm theo quy định.

Câu 71. Bà T bị cách ly tập trung tại bệnh viện Đa khoa X do có dấu hiệu ho húng hắng, sốt và có lịch sử di chuyển qua vùng có dịch Covid-19. Theo trao đổi của Bệnh viện thì trường hợp của bà T phải thanh toán chi phí cách ly tập trung, bao gồm cả tiền giường, nhu yếu phẩm... Bà T muốn biết việc bà phải thanh toán chi phí cách ly tập trung có đúng quy định không?

Khoản 5 Điều 1 Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 8/02/2021 của Chính phủ quy định về chi phí đối với người Việt Nam ở trong nước phải áp dụng biện pháp cách ly y tế tập trung theo yêu cầu phòng, chống dịch như sau:

a) Trường hợp tự lựa chọn cách ly tại khách sạn, resort phải tự chi trả các chi phí sau đây:

- Chi phí đưa đón từ cơ sở, địa điểm phát hiện đối tượng phải thực hiện cách ly y tế đến cơ sở cách ly;

- Chi phí xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 theo mức giá dịch vụ y tế hiện hành;

- Các chi phí về ăn, ở, sinh hoạt (bao gồm cả chi phí khử trùng, diệt khuẩn; chi phí bảo vệ, bảo đảm an ninh, trật tự và chi phí khác) theo mức giá do khách sạn, resort, chủ phương tiện vận tải công bố.

b) Trường hợp cách ly tại cơ sở y tế, doanh trại quân đội, trường của quân đội, cơ sở khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chọn làm nơi cách ly tập trung chỉ phải tự chi trả tiền ăn theo mức 80.000 đồng/người/ngày cho cơ sở cách ly y tế tập trung; còn các khoản chi phí sau đây được ngân sách nhà nước bảo đảm:

- Chi phí đưa đón từ cơ sở, địa điểm phát hiện đối tượng phải thực hiện cách ly y tế đến cơ sở cách ly y tế tập trung;

- Chi phí xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2;

- Chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế tập trung (nước uống, khăn mặt, khẩu trang, dung dịch rửa tay, dung dịch sát khuẩn miệng, bàn chải đánh răng, xà phòng và các vật dụng thiết yếu, các chi phí khác) với tổng chi phí là 40.000 đồng/người/ngày.

Trường hợp người phải cách ly y tế tập trung là người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định thì được ngân sách nhà nước hỗ trợ các chi phí quy định tại điểm b khoản này, bao gồm cả tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày.

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp phải cách ly y tế tập trung theo quyết định của cấp có thẩm quyền thì bà T chỉ phải chi trả tiền ăn 80.000 đồng/ngày, còn các chi phí khác trong quá trình cách ly y tế (bao gồm: Chi phí xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2; chi phí tiền giường và chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế tập trung 40.000 đồng/người/ngày) do ngân sách Nhà nước chi trả.

Câu 72. Trong thời gian thực hiện cách ly y tế tập trung, người cách ly mắc bệnh khác phải khám, điều trị thì việc chi trả chi phí khám, điều trị được thực hiện như thế nào?

Khoản 7 Điều 1 Nghị Quyết số 16/NQ-CP ngày 8/02/2021 của Chính phủ quy định trong thời gian cách ly y tế tập trung, người bị cách ly mắc các bệnh khác phải khám, điều trị thì việc chi trả chi phí khám, điều trị như sau:

- Người có thẻ bảo hiểm y tế được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán phần chi phí được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế như các trường hợp khám, chữa bệnh đúng tuyến. Đối với phần chi phí đồng chi trả và các chi phí ngoài phạm vi hưởng bảo hiểm y tế (nếu có) thì người bị cách ly phải tự chi trả theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

- Người không có thẻ bảo hiểm y tế tự chi trả toàn bộ chi phí khám, điều trị theo mức giá dịch vụ y tế hiện hành.

Câu 73. Anh Z, chồng chị M là người nước ngoài. Anh Z muốn về Việt Nam thăm vợ. Chị M muốn biết, nếu khi về Việt Nam, anh Z phải cách ly tập trung để phòng, chống dịch  Covid -19 thì anhphải trả các chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh nào?

Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 8/02/2021 của Chính phủ quy định về việc người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam thuộc đối tượng phải áp dụng biện pháp cách ly y tế tập trung theo yêu cầu phòng, chống dịch

- Phải có bảo hiểm y tế quốc tế còn giá trị sử dụng và có phạm vi thanh toán khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam phù hợp với thời gian lưu trú tại Việt Nam.

- Phải thực hiện cách ly tại khách sạn, resort (không cách ly tại các doanh trại quân đội, trường của quân đội, cơ sở khác được cơ quan có thẩm quyền chọn là nơi cách ly tập trung).

- Phải tự chi trả các chi phí sau đây:

+ Chi phí đưa đón từ nơi nhập cảnh vào Việt Nam đến cơ sở cách ly;

+ Chi phí xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 theo mức giá dịch vụ y tế hiện hành;

+ Các chi phí về ăn, ở, sinh hoạt (bao gồm cả chi phí khử trùng, diệt khuẩn; chi phí bảo vệ, bảo đảm an ninh, trật tự và chi phí khác) theo mức giá do khách sạn, resort, chủ phương tiện vận tải công bố.

            Câu 74. P là du học sinh Đài Loan, tháng 6/2021 P kết thúc học phần và đã đặt được chuyến bay để về Việt Nam. Xin hỏi, P phải chịu những chi phí gì khi thực hiện cách ly tập trung để phòng chống dịch Covid-19 khi nhập cảnh vào Việt Nam?

Khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 16/NQ-CP ngày 08/02/2021 của Chính phủ quy định Người Việt Nam đi làm việc, lao động, đi du học, du lịch, khám, chữa bệnh, thăm thân ở nước ngoài trở về phải áp dụng biện pháp cách ly y tế tập trung theo yêu cầu phòng, chống dịch

a) Trường hợp tự lựa chọn cách ly tại khách sạn, resort phải tự chi trả các chi phí sau đây:

- Chi phí đưa đón từ nơi nhập cảnh vào Việt Nam đến cơ sở cách ly;

- Chi phí xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 theo mức giá dịch vụ y tế hiện hành;

- Các chi phí về ăn, ở, sinh hoạt (bao gồm cả chi phí khử trùng, diệt khuẩn; chi phí bảo vệ, bảo đảm an ninh, trật tự và chi phí khác) theo mức giá do khách sạn, resort, chủ phương tiện vận tải công bố.

b) Trường hợp được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cách ly tại doanh trại quân đội, trường của quân đội, cơ sở khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chọn làm nơi cách ly tập trung, người nhập cảnh phải tự chi trả các chi phí sau đây cho cơ sở cách ly:

- Chi phí đưa đón từ nơi nhập cảnh vào Việt Nam đến cơ sở cách ly tập trung;

- Chi phí xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 theo mức giá dịch vụ y tế hiện hành;

- Chi phí tiền ăn theo mức 80.000 đồng/người/ngày;

- Các chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế tập trung (nước uống, khăn mặt, khẩu trang, dung dịch rửa tay, dung dịch sát khuẩn miệng, bàn chải đánh răng, xà phòng và các vật dụng thiết yếu, các chi phí khác) với tổng chi phí là 40.000 đồng/người/ngày.

Trường hợp người phải cách ly y tế tập trung là người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định thì được ngân sách nhà nước hỗ trợ các chi phí quy định tại điểm b khoản này.

Câu 75. Người Việt Nam được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác ở nước ngoài khi trở về nước phải áp dụng biện pháp cách ly y tế tập trung thì phải chịu những chi phí cách ly, khám, chữa bệnh như thế nào?

Khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 16/NQ-CP ngày 08/02/2021 của Chính phủ quy định người Việt Nam được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, nghiên cứu ở nước ngoài; thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, phu nhân hoặc phu quân và con chưa thành niên đi theo trở về nước phải áp dụng biện pháp cách ly y tế tập trung

a) Trường hợp tự lựa chọn cách ly tại khách sạn, resort phải tự chi trả các chi phí sau đây:

- Chi phí đưa đón từ nơi nhập cảnh vào Việt Nam đến cơ sở cách ly;

- Các chi phí về ăn, ở, sinh hoạt (bao gồm cả chi phí khử trùng, diệt khuẩn; chi phí bảo vệ, bảo đảm an ninh, trật tự và chi phí khác) theo mức giá do khách sạn, resort, chủ phương tiện vận tải công bố.

 Riêng chi phí xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 thì được ngân sách nhà nước chi trả.

b) Trường hợp cách ly tại doanh trại quân đội, trường của quân đội, cơ sở khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho làm nơi cách ly tập trung thì được ngân sách nhà nước bảo đảm các chi phí:

- Chi phí đưa đón từ nơi nhập cảnh vào Việt Nam đến cơ sở cách ly tập trung;

- Chi phí xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 theo mức giá dịch vụ y tế hiện hành;

- Chi phí tiền ăn theo mức 80.000 đồng/người/ngày;

- Các chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế tập trung (nước uống, khăn mặt, khẩu trang, dung dịch rửa tay, dung dịch sát khuẩn miệng, bàn chải đánh răng, xà phòng và các vật dụng thiết yếu, các chi phí khác) với tổng chi phí là 40.000 đồng/người/ngày.

Câu 76. Hiện nay, có rất nhiều sinh viên ngành y, bác sỹ phòng khám tư nhân tình nguyện tham gia phòng chống dịch. Xin hỏi, nhà nước quy định về chế độ bồi dưỡng phòng chống dịch cho các đối tượng này như thế nào?

Theo Nghị quyết 58/NQ-CP ngày 08/6/2021, Chính phủ đồng ý áp dụng chế độ trong thời gian tình nguyện tham gia phòng, chống dịch COVID-19 đối với học viên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, học sinh các trường đào tạo hệ trung cấp khối ngành sức khỏe, người có chuyên môn y tế không hưởng lương ngân sách như sau:

a)Về chế độ bồi dưỡng chống dịch:

- Được hưởng 300.000 đồng/người/ngày khi thực hiện các nhiệm vụ:

+ Giám sát, điều tra, xác minh dịch.

+Trực tiếp khám, chẩn đoán, điều trị người mắc COVID-19, nghi mắc COVID-19 tại khu vực cách ly của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

+ Làm công việc lấy mẫu, gộp mẫu, phân tách mẫu, người trực tiếp làm xét nghiệm SASR-CoV-2 tại cơ sở y tế.

+ Làm công việc vệ sinh, tẩy uế, diệt tác nhân gây bệnh tại khu điều trị người mắc COVID-19.

b)  Được hưởng 200.000 đồng/người/ngày khi thực hiện các nhiệm vụ :

+ Người vận chuyển người bệnh, bệnh phẩm; bảo quản tử thi người bệnh; người giặt đồ vải, quần áo bác sĩ, bệnh nhân; thu gom vỏ chai, lọ, hộp hóa chất; bảo vệ khu điều trị cách ly; vệ sinh, tẩy uế, diệt tác nhân gây bệnh trong khu cách ly tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

+ Người làm nhiệm vụ giám sát dịch tễ, theo dõi y tế tại cơ sở cách ly y tế tại nhà và cơ sở cách ly y tế theo chỉ định của cơ quan quản lý nhà nước.

+ Người làm công việc súc rửa dụng cụ, pha chế môi trường tại cơ sở y tế để phục vụ cho phòng xét nghiệm SASR-CoV-2.

c) Về chế độ hỗ trợ tiền ăn và chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong thời gian phải ở lại nơi tình nguyện:

Được hưởng 120.000 đồng/người/ngày, gồm tiền ăn là 80.000 đồng (theo mức quy định tại Khoản 5 Điều 2 Nghị quyết 16) và 40.000 đồng chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt (theo mức quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 1 Nghị quyết 16).

Câu 77. Mức phụ cấp đối với người lái xe đưa cán bộ đi kiểm tra phòng chống, dịch Covid-19 là bao nhiêu?

Theo Điểm c Khoản 3 Điều 2 Nghị quyết 16/NQ-CP năm 2021 quy định về chế độ phụ cấp chống dịch mức 150.000 đồng/người/ngày được áp dụng đối với các đối tượng sau đây:

- Người làm nhiệm vụ tại cơ sở cách ly y tế tập trung (không áp dụng đối với hình thức cách ly tại nhà, nơi lưu trú).

- Người làm nhiệm vụ cưỡng chế cách ly y tế, truy tìm đối tượng phải áp dụng biện pháp cách ly y tế nhưng không chấp hành biện pháp cách ly y tế.

- Người phiên dịch, đội cấp cứu 115, kíp vận chuyển người bị cách ly; lái xe đưa cán bộ đi kiểm tra, giám sát phòng, chống dịch.

- Người làm nhiệm vụ kiểm soát dịch bệnh tại tổ, chốt, đường mòn, lối mở trên toàn tuyến biên giới; làm thủ tục cho người nhập cảnh tại các cửa khẩu, cảng biển.

- Người làm nhiệm vụ khoanh vùng, phong tỏa, tuần tra, kiểm soát và đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực cách ly y tế tập trung, chốt kiểm soát dịch bệnh tại các địa bàn dân cư có người nhiễm COVID-19.

- Người làm nhiệm vụ phun khử trùng, diệt khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (không bao gồm đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này), cơ sở cách ly y tế tập trung, khu vực dân cư bị khoanh vùng, phong tỏa theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

- Người làm nhiệm vụ phân luồng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận, điu trị người mc COVID-19.

Như vậy, theo quy định nêu trên người lái xe đưa cán bộ đi kiểm tra, giám sát phòng, chống dịch sẽ được nhận phụ cấp chống dịch mức 150.000 đồng/người/ngày.

Câu 78. Xin hỏi, phóng viên, nhà báo, cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia chống dịch trong thời gian có dịch COVID-19 được hưởng những chế độ gì?

Khoản 6 Điều 2 Nghị quyết 16/NQ-CP ngày 08/02/2021 của Chính phủ quy định chế độ bồi dưỡng đối với phóng viên, nhà báo, cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia chống dịch trong thời gian có dịch COVID-19 như sau:

- Mức 130.000 đồng/người/ngày đối với phóng viên, nhà báo trực tiếp đến cơ sở khám, chữa bệnh điều trị COVID-19; khu vực dân cư có người nhiễm COVID-19 bị phong tỏa; đường mòn, lối mở trên toàn tuyến biên giới để lấy tin về công tác phòng, chống dịch, số lượng phóng viên, báo được hưởng chế độ bồi dưỡng do Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp quyết định phù hợp với từng thời kỳ.

- Mức 130.000 đồng/người/ngày đối với cộng tác viên, tình nguyện viên trực tiếp hoặc phối hợp tham gia các hoạt động chống dịch.

- Mức 80.000 đồng/người/ngày đối với cộng tác viên, tình nguyện viên trực tiếp tuyên truyền, vận động nhân dân, phát tờ rơi hoặc tham gia diễn tập.

Câu 79. Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra căng thẳng, có nhiều trường hợp các cháu bé cũng phải đi cách ly tập trung. Xin hỏi, các cháu có phải trả tiền ăn khi đi cách ly tập trung không? Cụ thể là bao nhiêu tiền?

Điều 1 Quyết định 623/QĐ-LĐTBXH năm 2021 quy định việc hỗ trợ cho trẻ em bị nhiễm COVID-19 và trẻ em phải cách ly tập trung để phòng, chống dịch COVID-19 như sau:

Hỗ trợ tiền ăn cho trẻ em bị nhiễm COVID-19 và trẻ em phải cách ly tập trung để phòng, chống dịch COVID-19 theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cụ thể như sau:

- Số lượng trẻ em được hỗ trợ: theo danh sách trẻ em bị nhiễm COVID-19 và trẻ em phải cách ly tập trung để phòng, chống dịch COVID-19 theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền từ ngày 27/4/2021 đến hết ngày 31/12/2021.

- Định mức hỗ trợ: theo quy định tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/02/2021 của Chính phủ về chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19.

- Nguồn kinh phí: nguồn của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (vận động và tích lũy năm 2021).

Mà theo Điểm b Khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 16/NQ-CP năm 2021 thì chi phí tiền ăn theo mức là 80.000 đồng/người/ngày.

Như vậy, trẻ em khi đi cách ly tập trung vì Covid-19 không phải trả tiền ăn, số tiền ăn được nhà nước hỗ trợ là 80.000 đồng/người/ngày.

Câu 80. Vừa qua, có rất nhiều doanh nghiệp đứng ra ủng hộ, tài trợ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19. Xin hỏi, các doanh nghiệp này có được trừ các khoản chi ủng hộ, tài trợ cho công tác phòng, chống dịch vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không?

Ngày 31/3/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2021/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19. Theo quy định tại Điều 2 Nghị định này, doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ bằng tiền, hiện vật cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam thông qua các đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ sau đây:

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp;

- Cơ sở y tế;

- Đơn vị lực lượng vũ trang; đơn vị, tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ làm cơ sở cách ly tập trung;

- Cơ sở giáo dục;

- Cơ quan báo chí;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Tổ chức đảng, đoàn thanh niên, công đoàn các cấp ở trung ương và địa phương;

- Cơ quan, đơn vị chính quyền địa phương các cấp có chức năng huy động tài trợ;

- Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 các cấp;

- Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia; quỹ từ thiện, nhân đạo

- Tổ chức có chức năng huy động tài trợ được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ xác định khoản chi ủng hộ, tài trợ gồm có: Biên bản xác nhận ủng hộ, tài trợ theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định này hoặc văn bản, tài liệu (hình thức giấy hoặc điện từ) xác nhận khoản chi ủng hộ, tài trợ có chữ ký, đóng dấu của người đại diện doanh nghiệp là bên ủng hộ, tài trợ và đại diện của đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ; kèm theo hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật của khoản ủng hộ, tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật.

            Câu 81. Tôi được biết, Thủ tướng Chính phủ vừa ra Quyết định thành lập Quỹ vắc – xin phòng, chống Covid-19. Xin hỏi, Quỹ này thành lập với mục đích gì? Địa vị pháp lý của Quỹ được quy định như thế nào?

            Theo Điều 1 Quyết định số 779/QĐ-TTg ngày 26/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ, việc thành lập Quỹ vắc-xin phòng Covid-19 Việt Nam để tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng tự nguyện bằng tiền, vắc-xin của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác cho hoạt động mua, nhập khẩu vắc-xin, nghiên cứu, sản xuất vắc-xin trong nước và sử dụng vắc-xin phòng Covid-19 cho người dân.

Quỹ do Bộ Tài chính quản lý. Tên giao dịch tiếng Anh của Quỹ: Vietnam Fund for Vacination Prevention of Coronavirus Disease 2019 (viết tắt là VFVC).

            Địa vị pháp lý của Quỹ được quy định tại Điều 2 Quyết định số 779/QĐ-TTg như sau:

            - Quỹ là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước, hoạt động theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- Quỹ có tư cách pháp nhân; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.

Câu 82. Xin cho biết chức năng, tổ chức bộ máy và nguyên tắc hoạt động của Quỹ vắc-xin phòng, chống Covid -19?

Chức năng, tổ chức bộ máy và nguyên tắc hoạt động của Quỹ vắc-xin phòng, chống Covid -19 được quy định tại Điều 3, Điều 4 Quyết định số 779/QĐ-TTg ngày 26/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ như sau:

- Chức năng của Quỹ:Quỹ có chức năng quản lý, điều phối các nguồn lực tài chính, hiện vật của Quỹ để tài trợ, hỗ trợ cho hoạt động mua, nhập khẩu vắc-xin, nghiên cứu, sản xut vắc-xin trong nước và sử dụng vc-xin phòng Covid-19.

-  Bộ máy quản lý Quỹ sử dụng cán bộ, công chức của Bộ Tài chính, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.Kinh phí hoạt động của bộ máy quản lý Quỹ do ngân sách nhà nước chi trả, không sử dụng từ nguồn thu của Quỹ.

- Quỹ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, sử dụng vốn đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả.

- Quỹ chịu sự kiểm tra, thanh tra, kiểm toán về các hoạt động tài chính của Quỹ của các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính và Kiểm toán nhà nước; giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cộng đồng.

- Quỹ được sử dụng vốn nhàn rỗi của Quỹ để gửi tại các ngân hàng thương mại nhằm mục đích bảo toàn và phát triển vốn cho Quỹ nhưng phải đảm bảo an toàn.

Khoản 2 Điều 8 Quyết định số 779/QĐ-TTg quy định: Quỹ tự chấm dứt hoạt động và giải thể sau khi cơ quan có thẩm quyền công bố hoàn thành việc tiêm vắc-xin phòng dịch Covid-19 cho người dân; số dư Quỹ (nếu có) được nộp toàn bộ vào ngân sách trung ương để bổ sung nguồn lực mua vắc-xin cho Chương trình tiêm chủng mở rộng của Nhà nước.

Câu 83. Xin hỏi, nhiệm vụ, quyền hạn của Quỹ vắc-xin phòng, chống Covid-19?

Nhiệm vụ của Quỹ vắc-xin phòng, chống Covid 19 được quy định tại Điều 5 Quyết định số 779/QĐ-TTg, theo đó Quỹ có nhiệm vụ:

- Tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện bằng tiền, vắc-xin của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác để hỗ trợ, tài trợ cho hoạt động mua, nhập khẩu vắc-xin, nghiên cứu, sản xuất vắc-xin trong nước và sử dụng vắc-xin phòng Covid-19.

- Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc vận động quyên góp, tài trợ cho Quỹ để hỗ trợ, tài trợ hoạt động mua, nhập khẩu vắc-xin, nghiên cứu, sản xuất vắc-xin trong nước và sử dụng vắc-xin phòng Covid-19 theo quy định.

Theo Điều 7 Thông tư số 41/2021/TT-BTC ngày 02/6/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn về tổ chức, hoạt động, quản lý, sử dụng và kế toán, quyết toán, công khai tài chính Quỹ vắc-xin phòng Covid-19 Việt Nam, Quỹ có những quyền hạn cụ thể như sau:

- Được vận động và tiếp nhận các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện bằng tiền, vắc-xin và các loại hình vật chất khác (không bao gồm vật tư, sinh phẩm, trang thiết bị y tế hỗ trợ cho phòng chống dịch) cho Quỹ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

- Được sử dụng các nguồn tài chính của Quỹ để tài trợ, hỗ trợ cho hoạt động mua, nhập khẩu vắc-xin, nghiên cứu, sản xuất vắc-xin trong nước và sử dụng vắc-xin phòng Covid-19 cho người dân theo nội dung phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ và đề nghị của Bộ Y tế.

- Được mở tài khoản giao dịch tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại để tiếp nhận các khoản đóng góp, tài trợ, hỗ trợ bằng tiền của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Cuối ngày, toàn bộ số dư trên tài khoản của Quỹ mở tại ngân hàng thương mại trước thời điểm tạm ngừng truyền, nhận chứng từ thanh toán (thời điểm COT) của các kênh thanh toán giữa hệ thống ngân hàng và Kho bạc Nhà nước được kết chuyển về tài khoản của Quỹ mở tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước; đối với các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp phát sinh trên tài khoản của Quỹ mở tại ngân hàng thương mại sau thời điểm kết chuyển được chuyển về tài khoản của Quỹ mở tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước chậm nhất vào ngày làm việc kế tiếp.

- Được sử dụng vốn nhàn rỗi bằng Đồng Việt Nam của Quỹ để gửi có kỳ hạn tối đa không quá 03 tháng tại các ngân hàng thương mại theo quy định tại Điều 18 Thông tư này nhằm mục đích bảo toàn và phát triển vốn cho Quỹ, nhưng phải đảm bảo an toàn.

-. Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Câu 84. Xin hỏi quy định về nguồn thu của Quỹ vắc-xin phòng chống Covid-19 được thu từ những nguồn nào?

Điều 15 Thông tư số 41/2021/TT-BTC, nguồn thu của Quỹ vắc –xin phòng, chống Covid-19 bao gồm:

- Các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho Quỹ, gồm: tiền (tiền Đồng Việt Nam, ngoại tệ), vắc-xin và các loại hình vật chất khác;

- Lãi tiền gửi của Quỹ tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại;

- Các nguồn thu hợp pháp khác (nếu có).

Trong đó:

- Các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho Quỹ bằng tiền được chuyển vào tài khoản của Quỹ tại Sở

- Các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho Quỹ bằng vắc-xin, Bộ Y tế thực hiện tiếp nhận để quản lý, phân phối và sử dụng theo quy định.

- Bộ Y tế có trách nhiệm xác định giá trị quy tiền Đồng Việt Nam của vắc-xin được tài trợ cho Quỹ và định kỳ 10 ngày lập báo cáo gửi Quỹ theo Mẫu số 03-BC/QVX tại Phụ lục kèm theo Thông tư này, để hạch toán phản ánh vào thu, chi của Quỹ.

Việc xác định giá trị quy tiền của vắc-xin căn cứ các hóa đơn, chứng từ do nhà tài trợ cung cấp; trường hợp không có hóa đơn, chứng từ của nhà tài trợ thì xác định theo giá tạm tính để phản ánh kịp thời vào thu của Quỹ, Bộ Y tế có trách nhiệm xác định giá chính thức theo quy định của pháp luật và báo cáo Quỹ để điều chỉnh hạch toán (nếu có chênh lệch);

- Các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho Quỹ bằng các loại hình vật chất khác (không bao gồm vật tư, sinh phẩm, trang thiết bị y tế hỗ trợ cho phòng chống dịch), Quỹ thực hiện tiếp nhận để quản lý, theo dõi và hạch toán phản ánh vào thu của Quỹ khi xuất bán theo quy định.

- Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu xác nhận về khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện cho Quỹ, Ban Quản lý Quỹ có trách nhiệm xác nhận đối với các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện bằng tiền, các hình thức vật chất khác; Bộ Y tế có trách nhiệm xác nhận đối với các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện bằng vắc-xin.

Câu 85. Nội dung và thẩm quyền quyết định chi của Quỹ vắc –xin phòng, chống Covid-19 được quy định như thế nào?

Theo Điều 16 Thông tư số 41/2021/TT-BTC, Quỹ vắc-xin phòng, chống Covid-19 sử dụng để hỗ trợ, tài trợ cho hoạt động mua, nhập khẩu vắc-xin, nghiên cứu, sản xuất vắc-xin trong nước và sử dụng vắc-xin phòng Covid-19.

Thẩm quyền quyết định chi của Quỹ được quy định tại Điều 17 Thông tư này như sau:

- Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp nhu cầu kinh phí để mua, nhập khẩu vắc-xin, nghiên cứu, sản xuất vắc-xin trong nước và sử dụng vắc-xin phòng Covid-19, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chi từ Quỹ để tài trợ, hỗ trợ cho hoạt động mua, nhập khẩu vắc-xin, nghiên cứu, sản xuất vắc-xin trong nước và sử dụng vắc-xin phòng Covid-19 theo quy định.

- Căn cứ các nội dung chi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Y tế lập hồ sơ đề nghị xuất Quỹ để chi theo quy định.

Hồ sơ đề nghị xuất Quỹ bao gồm: văn bản của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nội dung chi từ Quỹ; văn bản đề nghị của Bộ Y tế về việc chi từ Quỹ (trong đó nêu rõ: nội dung chi; số tiền; tên đơn vị nhận tiền, địa chỉ, số tài khoản, tên ngân hàng).

- Bộ Y tế chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, trước Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý, sử dụng số tiền được cấp từ Quỹ để mua, nhập khẩu vắc-xin, tài trợ, hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu, sản xuất vắc-xin trong nước; quản lý, sử dụng vắc-xin đã mua, nhập khẩu và vắc-xin đã tiếp nhận từ các nhà tài trợ theo đúng quy định.

Câu 86. Xin hỏi, mục đích của dạy học trực tuyến?

Theo Điều 3 Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/03/2021 của Bộ Giáo dục và đào tạo, việc dạy học trực tuyến nhằm thực hiện các mục đích sau đây:

- Hỗ trợ hoặc thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông giúp cơ sở giáo dục phổ thông nâng cao chất lượng dạy học và hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

- Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học; thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Giáo dục.

- Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, tạo điều kiện để học sinh được học ở mọi nơi, mọi lúc.

Câu 87. Việc dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên phải đảm bảo những nguyên tắc nào?

Theo Điều 4, việc dạy học trực tuyến phải đảm bảo những nguyên tắc sau đây:

- Nội dung dạy học trực tuyến phải đáp ứng mức độ cần đạt hoặc yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông.

- Bảo đảm các điều Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/03/2021 của Bộ Giáo dục và đào tạo kiện tối thiểu về hạ tầng kỹ thuật dạy học trực tuyến và đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy học trực tuyến.

- Tuân thủ các quy định hiện hành về an toàn thông tin, quy định về dữ liệu, thông tin cá nhân, sở hữu trí tuệ theo các quy định của pháp luật.

Câu 88. Hoạt động dạy học trực tuyến được thực hiện như thế nào? Ai có thẩm quyền quyết định tổ chức học trực tuyến?

Theo Điều 5 Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/03/2021 của Bộ Giáo dục và đào tạo, hoạt động dạy học trực tuyến được thực hiện theo các bài học hoặc chủ đề trong chương trình giáo dục phổ thông, bảo đảm sự tương tác giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học.

- Học sinh học tập trực tuyến thực hiện các hoạt động chính sau:

+ Tham dự giờ học trực tuyến do giáo viên tổ chức;

+ Thực hiện các hoạt động học tập và kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu của giáo viên;

+ Khai thác nội dung học tập từ học liệu dạy học trực tuyến;

+ Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi đối với giáo viên và các học sinh khác.

- Giáo viên dạy học trực tuyến thực hiện các hoạt động chính sau:

+ Tổ chức giờ học trực tuyến để giảng bài và hướng dẫn học sinh học tập;

+ Giao nhiệm vụ học tập và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh;

+ Theo dõi và hỗ trợ học sinh khai thác nội dung học tập từ học liệu dạy học trực tuyến;

+ Tư vấn, hỗ trợ, trả lời câu hỏi và giải đáp thắc mắc của học sinh.

- Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông quyết định hình thức tổ chức dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông; tổ chức dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông trong thời gian học sinh không đến trường để học tập vì lý do bất khả kháng.

Câu 89. Việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học trực tuyến được thực hiện như thế nào?

Theo Điều 6 Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/03/2021 của Bộ Giáo dục và đào tạo, việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học trực tuyến được thực hiện như sau:

- Kiểm tra, đánh giá thường xuyên kết quả học tập trực tuyến của học sinh được thực hiện trong quá trình dạy học. Các hình thức kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong dạy học trực tuyến được thực hiện theo quy định về kiểm tra, đánh giá thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Kiểm tra, đánh giá định kỳ kết quả học tập trực tuyến của học sinh được thực hiện trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định về kiểm tra, đánh giá định kỳ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trường hợp học sinh không thể đến cơ sở giáo dục phổ thông tại thời điểm kiểm tra, đánh giá định kỳ vì lý do bất khả kháng, việc tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ được thực hiện bằng hình thức trực tuyến; người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông quyết định lựa chọn hình thức kiểm tra, đánh giá định kỳ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm việc kiểm tra, đánh giá, chính xác, công bằng, khách quan, trung thực.

Câu 90. Xin hỏi, học liệu dạy học trực tuyến phải đảm bảo những yêu cầu gì?

Theo Điều 7 Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/03/2021 của Bộ Giáo dục và đào tạo, học liệu dạy học trực tuyến được xây dựng theo chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm: bài giảng đa phương tiện; hướng dẫn thí nghiệm, thực hành; phần mềm mô phỏng; hệ thống câu hỏi, bài tập luyện tập và kiểm tra, đánh giá; tài liệu tham khảo, bổ trợ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Học liệu dạy học trực tuyến phải phù hợp với nội dung bài học, chủ đề học tập và hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh; bảo đảm tính khoa học, sư phạm và phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

- Học liệu dạy học trực tuyến sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông phải được tổ chuyên môn thông qua và được người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông phê duyệt.

Câu 91. Để tổ chức dạy học trực tuyến, hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến phải đảm bảo những yêu cầu gì?

Theo Điều 9 Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/03/2021 của Bộ Giáo dục và đào tạo, hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến được sử dụng riêng hoặc kết hợp các phần mềm sau đây:

1. Phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến trực tiếp

Phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến trực tiếp có chức năng tối thiểu sau đây.

- Giúp giáo viên tổ chức triển khai dạy học trực tuyến trực tiếp để giảng bài và hướng dẫn, giao nhiệm vụ học tập đồng thời cho tất cả học sinh tham dự trong cùng một không gian học tập thông qua kênh hình, kênh tiếng, kênh chữ (chia sẻ màn hình máy tính), chuyển tải học liệu dạy học trực tuyến đến học sinh;

- Giúp học sinh tương tác, trao đổi thông tin theo thời gian thực với giáo viên và những học sinh khác trong cùng một không gian học tập.

2. Hệ thống quản lý học tập trực tuyến

Hệ thống quản lý học tập trực tuyến có chức năng tối thiểu sau đây:

- Giúp giáo viên tổ chức lưu trữ, chuyển tải học liệu dạy học trực tuyến tới học sinh; giao nhiệm vụ học tập và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; theo dõi và hỗ trợ học sinh khai thác nội dung học tập từ học liệu dạy học trực tuyến; tư vấn, hỗ trợ, trả lời câu hỏi và giải đáp thắc mắc của học sinh;

- Cho phép học sinh truy cập, khai thác nội dung học tập từ học liệu dạy học trực tuyến; thực hiện các hoạt động học tập và kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu của giáo viên; đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi đối với giáo viên và các học sinh khác trong cùng không gian học tập;

- Cho phép cơ sở giáo dục phổ thông quản lý hồ sơ, tiến trình học tập, kết quả học tập của học sinh và các hoạt động dạy của giáo viên; hỗ trợ quản lý các thông tin khác theo yêu cầu cơ sở giáo dục phổ thông và cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương;

3. Hệ thống quản lý nội dung học tập trực tuyến

Hệ thống quản lý nội dung học tập trực tuyến có chức năng của hệ thống quản lý học tập trực tuyến theo quy định tại khoản 2 Điều này và công cụ cho phép giáo viên thiết kế nội dung học tập, học liệu dạy học trực tuyến.

Câu 92. Hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến phải đáp ứng yêu cầu nào?

Theo Điều 10 Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/03/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu như sau:

- Bảo đảm yêu cầu về đường truyền Internet và thiết bị kết nối, máy tính, thiết bị đầu cuối có cấu hình phù hợp để cài đặt hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến; bảo đảm cho giáo viên và học sinh truy cập, khai thác sử dụng các chức năng của hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến để thực hiện hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá trực tuyến theo quy định.

- Có giải pháp bảo đảm an toàn thông tin, các quy định về dữ liệu và bảo mật thông tin cá nhân theo quy định khi tổ chức dạy học trực tuyến.

- Cơ sở giáo dục phổ thông có nơi lắp đặt các thiết bị đáp ứng yêu cầu về tính khoa học, sư phạm để sử dụng phục vụ hoạt động dạy học trực tuyến của giáo viên.

Câu 93. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục phổ thông trong dạy học trực tuyến được quy định như thế nào?

Theo Điều 15 Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/03/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục phổ thông có trách nhiệm:

- Tổ chức dạy học trực tuyến

- Bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật dạy học trực tuyến, học liệu dạy học trực tuyến và đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học trực tuyến.

- Xây dựng các yêu cầu của dạy học trực tuyến và nội quy dạy học trực tuyến của cơ sở giáo dục phổ thông đảm bảo quy định tại Thông tư này.

- Công bố công khai những quy định liên quan đến dạy học trực tuyến, kế hoạch giáo dục, các điều kiện bảo đảm việc dạy học trực tuyến và thực hiện thu học phí theo quy định hiện hành.

- Cử cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có liên quan tham gia tập huấn, bồi dưỡng về phương pháp và kỹ năng cần thiết để tổ chức dạy học trực tuyến.

- Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả của việc tổ chức dạy học trực tuyến, kịp thời xử lý những vướng mắc trong quá trình triển khai dạy học trực tuyến; định kỳ mỗi năm hai lần, tại thời điểm kết thúc mỗi học kỳ, đánh giá, rút kinh nghiệm về tổ chức hoạt động dạy học trực tuyến và tổng hợp những khó khăn, nguyên nhân, kiến nghị gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo để báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét.

Câu 94. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông trong tổ chức dạy học trực tuyến được quy định như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 15 Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/03/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông chịu trách nhiệm:

- Quyết định hình thức dạy học trực tuyến trên cơ sở hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền; xác định mục tiêu, mức độ hoặc yêu cầu cần đạt của nội dung dạy học trực tuyến để bảo đảm chất lượng dạy học;

- Xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến phù hợp với điều kiện bảo đảm chất lượng của cơ sở giáo dục phổ thông;

- Triển khai bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng dạy học trực tuyến cho giáo viên, nhân viên thực hiện dạy học trực tuyến bảo đảm chất lượng;

- Phân công trách nhiệm cụ thể cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và phối hợp với phụ huynh học sinh trong tổ chức dạy học trực tuyến;

- Xây dựng, lựa chọn và thẩm định học liệu sử dụng trong dạy học trực tuyến;

- Thông báo hình thức dạy học trực tuyến, kế hoạch tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trực tuyến cho học sinh và phụ huynh học sinh;

- Tổ chức và quản lý dạy học trực tuyến theo kế hoạch;

- Chỉ đạo thu nhận sản phẩm học tập, đánh giá kết quả học tập của học sinh;

- Quản lý hồ sơ tài khoản của học sinh và giáo viên dùng trong các phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến được xác định theo mã số định danh cá nhân của học sinh và giáo viên từ cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục.

Câu 95.Quyền và nghĩa vụ của giáo viên, nhân viên trong dạy học trực tuyến được quy định như thế nào?

Điều 16 Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/03/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định quyền và nghĩa vụ của giáo viên, nhân viên trong dạy học trực tuyến như sau:

- Giáo viên, nhân viên được tham gia tập huấn, bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng cần thiết về ứng dụng công nghệ thông tin và có năng lực để tổ chức các hoạt động dạy học trực tuyến.

- Giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trực tuyến của học sinh đúng kế hoạch của cơ sở giáo dục phổ thông và bảo đảm mục tiêu giáo dục theo quy định; tạo môi trường học tập thân thiện và tăng cường sự tương tác, kết nối thông tin với học sinh; phối hợp thường xuyên với phụ huynh học sinh trong quá trình tổ chức dạy học trực tuyến.

- Nhân viên thực hiện quản trị kỹ thuật hệ thống, sử dụng các công cụ công nghệ thông tin để hỗ trợ giáo viên và học sinh khi cần thiết.

Câu 96. Học sinh có trách nhiệm gì trong tham gia học trực tuyến?

Điều 17 Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/03/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định trách nhiệm của học sinh trong học trực tuyến như sau:

- Chấp hành nghiêm túc nội quy dạy học trực tuyến; thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập theo yêu cầu của giáo viên và cơ sở giáo dục phổ thông; tích cực tham gia vào hoạt động học tập và các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của giáo viên và cơ sở giáo dục phổ thông.

- Chủ động liên lạc với giáo viên hoặc nhân viên hỗ trợ trong quá trình học tập trực tuyến để được hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời.

Câu 97. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thanh niên xung phong và thanh niên tình nguyện có những nhiệm vụ gì?

Trả lời:

Điều 3 Nghị định số 17/2021/NĐ-CP ngày 09/3/2021 của Chính phủ quy định về chính sách đối với thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện (Nghị định số 17/2021/NĐ-CP) quy định thanh niên xung phong và thanh niên tình nguyện có các nhiệm vụ sau đây:

Thứ nhất,đối với thanh niên xung phong: Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Thanh niên.

Theo đó, thanh niên xung phong là lực lượng xung kích của thanh niên tham gia thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, giáo dục, đào tạo, rèn luyện thanh niên và các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách, khó khăn, gian khổ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Nhà nước ban hành chính sách để thanh niên xung phong thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

- Tham gia dự án phát triển kinh tế - xã hội được Nhà nước giao;

- Tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ môi trường; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia;

- Tham gia sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật hỗ trợ sản xuất, đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên;

- Các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách, khó khăn, gian khổ theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, đối với thanh niên tình nguyện

Thanh niên tình nguyện thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Tham gia chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội được cấp có thẩm quyền phê duyệt do cá nhân tự nguyện đăng ký với cơ quan chủ trì thực hiện và có thời hạn từ 24 tháng trở lên (sau đây gọi là thanh niên tình nguyện tham gia chương trình, đề án, dự án);

- Tham gia hoạt động tình nguyện vì lợi ích của cộng đồng và xã hội do cá nhân tự nguyện đăng ký với cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, xã hội (sau đây gọi là thanh niên tình nguyện vì cộng đồng, xã hội).

Câu 98. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đội viên thanh niên xung phong được hưởng những chính sách gì theo quy định của pháp luật?

Trả lời:

Điều 6 Nghị định số 17/2021/NĐ-CP quy định về chính sách đối với đội viên thanh niên xung phong trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cụ thể như sau:

- Được hưởng đầy đủ chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

- Được cấp trang phục thanh niên xung phong tối thiểu mỗi năm 02 bộ, thẻ đội viên thanh niên xung phong.

- Được tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ học vấn, lý luận chính trị, chuyên môn, nghề nghiệp; tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí theo quy định của pháp luật.

- Được tham gia hoạt động đoàn thể; được bồi dưỡng, xét kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, xét kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam theo quy định của Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Được ưu tiên vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định hiện hành.

- Đội viên thanh niên xung phong có hành động dũng cảm bị chết hoặc bị thương thuộc một trong các trường hợp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng thì được tổ chức thanh niên xung phong đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, công nhận là liệt sĩ hoặc quyết định được hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

- Đội viên thanh niên xung phong đang làm việc trong tổ chức thanh niên xung phong nếu bị chết thì được hưởng trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và được tổ chức thanh niên xung phong hỗ trợ phương tiện đưa về quê quán hoặc gia đình nếu có yêu cầu của thân nhân.

- Đội viên thanh niên xung phong có thời gian làm việc đủ 24 tháng trong tổ chức thanh niên xung phong thì được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tặng Kỷ niệm chương thanh niên xung phong. Trường hợp thời gian tham gia tổ chức thanh niên xung phong ở các đợt khác nhau hoặc gián đoạn thì được cộng dồn.

- Đội viên thanh niên xung phong có công trạng, thành tích trong thực hiện nhiệm vụ được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

-  Đội viên thanh niên xung phong làm nhiệm vụ ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật thì được hưởng thêm các chính sách sau: (i) Được hỗ trợ một khoản sinh hoạt phí 06 tháng đầu kể từ khi làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Mỗi tháng làm việc được hưởng mức sinh hoạt phí bằng 01 lần mức lương cơ sở theo quy định của pháp luật; (ii) Được tạm hoãn hoặc miễn gọi nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự.

Câu 99. Tôi là thanh niên xung phong tham gia dự án phát triển kinh tế - xã hội tại vùng sâu, vùng xa nay đã hoàn thành nhiệm vụ. Xin hỏi theo quy định của pháp luật, đội viên thanh niên xung phong sau khi hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ được hưởng những chính sách

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP, đối với đội viên thanh niên xung phong sau khi hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ được hưởng những chính sách sau đây:

Thứ nhất, được tổ chức thanh niên xung phong cấp Giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ.

Thứ hai, được ưu tiên khi tham gia tuyển dụng công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

Thứ ba, trường hợp có nguyện vọng ở lại định cư, lập nghiệp tại các địa phương là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được áp dụng các chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội theo địa bàn nơi định cư.

Thứ tư, trường hợp thực hiện nhiệm vụ tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật thì được hưởng thêm các chính sách sau:

- Trợ cấp 01 lần theo mức mỗi năm làm việc trong tổ chức thanh niên xung phong tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bằng 01 tháng tiền công hiện hưởng. Trường hợp không đủ 01 năm (12 tháng) nếu thời gian làm việc từ 01 tháng đến đủ 06 tháng thì hưởng 1/2 tháng tiền công, nếu thời gian làm việc trên 06 tháng thì được tính 01 tháng tiền công;

- Được miễn gọi nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự;

- Được cấp tiền tàu xe đi đường khi trở về địa phương.

Câu 100. Trong quá trình thực hiện chương trình, đề án, dự án, thanh niên tình nguyện được hưởng những chính sách gì?

Trả lời:

Điều 9 Nghị định số 17/2021/NĐ-CP quy định về thanh niên tình nguyện trong quá trình thực hiện chương trình, đề án, dự án được hưởng những chính sách sau đây:

- Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký hợp đồng lao động; được hưởng đầy đủ chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

- Được hưởng các chế độ tiền lương hoặc tiền công, phụ cấp, trợ cấp, công tác phí và chế độ, chính sách khác quy định trong chương trình, đề án, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Được trang bị phương tiện làm việc và phương tiện bảo hộ cá nhân cần thiết, bảo đảm an toàn, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ hoạt động tình nguyện.

- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và các kỹ năng cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Được phân công, giao nhiệm vụ phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo và nhu cầu bố trí, sử dụng thanh niên tình nguyện.

- Được tham gia hoạt động đoàn thể; được bồi dưỡng, xét kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, xét kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam theo quy định của Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Được chính quyền địa phương, đơn vị nơi diễn ra hoạt động tình nguyện tạo điều kiện về nơi ở; tham gia các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội tại địa phương.

- Được cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị nơi diễn ra hoạt động tình nguyện xem xét, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý phù hợp với quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của địa phương.

- Đối với các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội của thanh niên tình nguyện được cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị nơi diễn ra hoạt động tình nguyện đánh giá có hiệu quả, tính khả thi cao thì được chính quyền địa phương xem xét, hỗ trợ tổ chức triển khai thực hiện.

- Thanh niên tình nguyện có hành động dũng cảm bị chết hoặc bị thương thuộc một trong các trường hợp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng thì được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi diễn ra hoạt động tình nguyện đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, công nhận là liệt sĩ hoặc quyết định được hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

- Thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện bị chết thì được hưởng tiền trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, được chính quyền địa phương nơi diễn ra hoạt động tình nguyện hỗ trợ phương tiện đưa về quê quán hoặc gia đình theo yêu cầu của thân nhân.

Câu 101. Sau khi kết thúc chương trình, đề án, dự án, thanh niên tình nguyện được hưởng những chính sách gì?

Trả lời:

Điều 10 Nghị định số 17/2021/NĐ-CP quy định về chính sách đối với thanh niên tình nguyện sau khi kết thúc chương trình, đề án, dự án, cụ thể như sau:

- Được chính quyền địa phương nơi diễn ra hoạt động tình nguyện cấp Giấy chứng nhận tham gia hoạt động tình nguyện theo thẩm quyền.

- Được cấp có thẩm quyền, đơn vị nơi diễn ra hoạt động tình nguyện xem xét, quy hoạch, đào tạo và bố trí sử dụng nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong thời gian hoạt động tình nguyện và có nhu cầu tiếp tục ở lại địa phương công tác.

- Được hỗ trợ một lần bằng một nửa tiền lương hoặc tiền công tháng hiện hưởng sau khi hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm theo quy định của pháp luật.

- Thanh niên tình nguyện có nguyện vọng ở lại định cư, lập nghiệp tại các địa phương là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã đặc biệt khó khăn thì được áp dụng các chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội theo địa bàn nơi định cư.

Câu 102. Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid -19 diễn biến hết sức phức tạp, hơn 1000 em sinh viên của Trường Cao đẳng Y tế X đã tình nguyện tham gia công tác phòng, chống dịch. Xin hỏi trong quá trình hoạt động tình nguyện nêu trên, các em sinh viên này được hưởng những chính sách gì theo quy định của pháp luật?

Trả lời:

Điều 11 Nghị định số 17/2021/NĐ-CP quy định về chính sách đối với thanh niên tình nguyện trong quá trình hoạt động tình nguyện. Theo đó, trong quá trình tình nguyện tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, các em sinh viên nêu trên được hưởng những chính sách sau đây:

Thứ nhất, được cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức hoạt động tình nguyện tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức, nghiệp vụ và kỹ năng hoạt động tình nguyện.

Thứ hai, được trang bị phương tiện làm việc, phương tiện bảo hộ cá nhân cần thiết bảo đảm an toàn, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ hoạt động tình nguyện.

Thứ ba, được tham gia hoạt động đoàn thể; được bồi dưỡng, xét kết nạp vào vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, xét kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam theo quy định của Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thứ tư, thanh niên tình nguyện bị chết hoặc bị thương khi đang thực hiện nhiệm vụ tình nguyện thuộc một trong các trường hợp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng thì được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi diễn ra hoạt động tình nguyện đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, công nhận là liệt sĩ hoặc quyết định được hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

Thứ năm, thanh niên tình nguyện trong khi đang thực hiện nhiệm vụ bị chết thì được hỗ trợ mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Trường hợp thanh niên tình nguyện không tham gia bảo hiểm xã hội thì được cơ quan, tổ chức, đơn vị, tổ chức hoạt động tình nguyện hỗ trợ mai táng và phương tiện đưa về quê quán hoặc gia đình theo yêu cầu của thân nhân.

Thứ sáu, thanh niên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc và chưa tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tự nguyện trong khi đang thực hiện nhiệm vụ tình nguyện bị tai nạn thì được cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức hoạt động tình nguyện bảo đảm các chính sách sau đây:

- Trường hợp bị tai nạn dẫn đến suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hỗ trợ tối thiểu một nửa chi phí cứu chữa, phục hồi sức khỏe, phục hồi chức năng bị suy giảm;

- Trường hợp bị tai nạn dẫn đến suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì ngoài chế độ hỗ trợ được hưởng theo quy định tại điểm a Khoản này còn được hưởng trợ cấp một lần với số tiền tối thiểu là 5.000.000 đồng, sau đó cứ suy giảm thêm 01% thì được tăng thêm tối thiểu là 1.000.000 đồng;

- Trường hợp bị chết do tai nạn lao động thì được trợ cấp một lần với số tiền tối thiểu là 50.000.000 đồng.

Thứ bảy, thanh niên là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế nhà nước, lực lượng vũ trang tham gia hoạt động tình nguyện có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và của Nhân dân mà bị thương cần điều trị theo kết luận của cơ quan y tế thì thời gian nghỉ làm việc để điều trị vẫn được tính vào thời gian công tác để hưởng các chế độ, chính sách của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Thứ tám, thanh niên là học sinh, sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và của Nhân dân mà bị thương cần điều trị theo kết luận của cơ quan y tế, làm gián đoạn quá trình học tập thì được tạo điều kiện để hoàn thành chương trình học tập.

Câu 103. Sau khi kết thúc hoạt động tình nguyện, thanh niên tình nguyện được hưởng những chính sách gì?

Trả lời:

Điều 12 Nghị định số 17/2021/NĐ-CP quy định về chính sách đối với thanh niên tình nguyện sau khi kết thúc hoạt động tình nguyện, cụ thể như sau:

- Được cấp Giấy chứng nhận tham gia hoạt động tình nguyện.

- Được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và tạo việc làm theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và pháp luật về việc làm.

- Được xem xét, ưu tiên tuyển chọn tham gia các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc nếu tham gia hoạt động tình nguyện từ 03 tháng trở lên. Trường hợp tham gia nhiều hoạt động tình nguyện theo đợt thì được cộng dồn thời gian tham gia hoạt động tình nguyện.

Câu 104. Thanh niên tình nguyện vì cộng đồng, xã hội có trách nhiệm gì?

Trả lời:

Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 17/2021/NĐ-CP quy định thanh niên tình nguyện vì cộng đồng, xã hội có những trách nhiệm sau đây:

Thứ nhất, chấp hành quy định của pháp luật, nội quy, quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, xã hội và phong tục, tập quán của địa phương nơi thực hiện hoạt động tình nguyện;

Thứ hai, thực hiện nhiệm vụ theo phân công của cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, xã hội; phối hợp tốt với các tổ chức, cá nhân có liên quan tại địa phương trong quá trình hoạt động tình nguyện;

Thứ ba, thanh niên là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức nhà nước, tổ chức kinh tế, lực lượng vũ trang tham gia hoạt động tình nguyện phải có đơn đề nghị và được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chấp thuận bằng văn bản;

Thứ tư, thanh niên là học sinh, sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện trong thời gian học tập phải có đơn đề nghị và được cơ sở giáo dục đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp quản lý trực tiếp chấp thuận bằng văn bản.

Câu 105. Tổ chức thanh niên xung phong có trách nhiệm gì theo quy định của pháp luật?

Trả lời:

Điều 16 Nghị định số 17/2021/NĐ-CP quy định tổ chức thanh niên xung phong có những trách nhiệm sau đây:

- Tổ chức tuyển chọn đội viên thanh niên xung phong vào làm nhiệm vụ tại đơn vị bảo đảm theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện việc ký kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc và bảo đảm chính sách về tiền lương, tiền công, phụ cấp (nếu có), các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về viên chức đối với đội viên thanh niên xung phong và người làm công tác lãnh đạo, quản lý, chuyên môn, kỹ thuật trong tổ chức thanh niên xung phong.

- Cung cấp trang thiết bị làm việc, trang phục thanh niên xung phong, thẻ đội viên thanh niên xung phong, phương tiện bảo hộ cá nhân cần thiết, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của thanh niên xung phong; bảo đảm an toàn cho thanh niên xung phong tham gia thực hiện nhiệm vụ.

- Giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng làm việc cho thanh niên xung phong trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; cấp Giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ cho thanh niên xung phong theo mẫu quy định của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

- Tổ chức các hoạt động đoàn thể; bồi dưỡng, xét kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, xét kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam theo quy định của Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 106. Tổ chức hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, xã hội có trách nhiệm gì theo quy định của pháp luật?

Trả lời:

Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 17/2021/NĐ-CP quy định cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, xã hội có trách nhiệm sau đây:

- Khảo sát, làm việc với Ủy ban nhân dân nơi diễn ra hoạt động tình nguyện để xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tình nguyện, trong đó nêu rõ mục đích, thời gian, địa điểm, nội dung, chương trình hoạt động tình nguyện, số lượng, thành phần thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện;

- Gửi kế hoạch tổ chức hoạt động tình nguyện trước khi tổ chức hoạt động tình nguyện đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi diễn ra hoạt động tình nguyện; đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu hoạt động tình nguyện diễn ra trên địa bàn hai xã thuộc huyện trở lên; đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nếu hoạt động tình nguyện diễn ra trên địa bàn hai huyện thuộc tỉnh trở lên;

- Tổ chức tuyển chọn thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện, quản lý thanh niên tình nguyện bảo đảm đúng kế hoạch, an toàn, hiệu quả và phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

- Xây dựng nội quy, quy định về hoạt động tình nguyện, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cần thiết cho thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện;

- Cung cấp trang thiết bị làm việc, phương tiện bảo hộ cá nhân cần thiết phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ hoạt động tình nguyện; bảo đảm sức khỏe và an toàn cho thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện;

- Hỗ trợ hoặc trợ cấp đối với các trường hợp quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 11 Nghị định này;

- Cung cấp đầy đủ thông tin với chính quyền địa phương và các cơ quan, tổ chức liên quan trong quá trình tổ chức hoạt động tình nguyện khi được yêu cầu;

- Phối hợp với các tổ chức của thanh niên trên địa bàn tổ chức thực hiện hoạt động tình nguyện và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương về mục đích, quy mô, hình thức tổ chức hoạt động tình nguyện;

- Cấp Giấy chứng nhận tham gia hoạt động tình nguyện đối với thanh niên tình nguyện theo mẫu quy định của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức hoạt động tình nguyện chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hành vi vi phạm pháp luật xảy ra khi tổ chức các hoạt động tình nguyện.

Câu 107. Hành vi vi phạm quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen giống vật nuôi bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Điều 6 Nghị định 14/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi (Nghị định số 14/2021/NĐ-CP) quy định về các hành vi vi phạm quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen giống vật nuôi như sau:

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai thác nguồn gen giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn không đúng với nội dung được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác nguồn gen giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi giết thịt, mua bán, tiêu hủy, xuất khẩu, sử dụng nguồn gen giống vật nuôi mới phát hiện mà chưa có kết quả thẩm định, đánh giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi.

- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.

Bên cạnh đó, các hành vi nêu trên còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vvi phạm.

Câu 108. Tôi hiện đang làm việc tại một viện nghiên cứu chuyên về phát triển giống vật nuôi. Tôi đang tìm hiểu về nguồn gen quý hiếm. Xin hỏi theo quy định của pháp luật, hành vi vi phạm quy định về trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý hiếm thì bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Điều 7 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định các hành vi vi phạm quy định về giống vật nuôi cấm xuất khẩu; trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý hiếm sẽ bị xử phạt như sau:

-  Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm không đúng với nội dung cho phép của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, trao đổi quốc tế giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo không đúng với nội dung cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong hành vi vi phạm sau đây: (i) Trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm mà không được phép của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; (ii) Xuất khẩu, trao đổi quốc tế giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Ngoài ra, các hành vi nêu trên còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm.

Câu 109. Hành vi vi phạm quy định về nhập khẩu giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ Điều 8Nghị định 14/2021/NĐ-CP, mỗi hành vi vi phạm quy định về nhập khẩu giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi khác nhau sẽ bị áp dụng mức xử phạt khác nhau. Cụ thể:

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi không được cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu xác nhận về chất lượng giống, mục đích sử dụng để nhân giống, tạo giống. Ngoài ra hành vi này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tái xuất giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi; trường hợp không thể tái xuất thì buộc chuyển đổi mục đích sử dụng.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: (i) Nhập khẩu tinh, phôi từ lần thứ hai của cùng cá thể giống mà không thông báo bằng văn bản cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước khi nhập khẩu; (ii) Nhập khẩu đực giống từ lần thứ hai của cùng giống và cùng cơ sở sản xuất mà không thông báo bằng văn bản cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước khi nhập khẩu. Ngoài ra hành vi này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả làbuộc tái xuất đực giống, tinh, phôi; trường hợp không thể tái xuất thì buộc chuyển đổi mục đích sử dụng đối với đực giống và buộc tiêu hủy đối với tinh, phôi.

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu đực giống, tinh, phôi giống gia súc lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam mà không được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép. Ngoài ra hành vi này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả làbuộc tái xuất đực giống, tinh, phôi; trường hợp không thể tái xuất thì buộc chuyển đổi mục đích sử dụng đối với đực giống và buộc tiêu hủy đối với tinh, phôi.

Câu 110. Pháp luật hiện hành quy định hành vi vi phạm quy định về điều kiện sản xuất, mua bán con giống vật nuôi sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ Điều 9Nghị định 14/2021/NĐ-CP, tùy từng hành vi vi phạm về điều kiện sản xuất, mua bán con giống vật nuôi sẽ bị áp dụng mức phạt tiền khác nhau, cụ thể:

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mua bán con giống vật nuôi mà không lưu, cập nhật đầy đủ hồ sơ giống.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: (i) Sản xuất mỗi loại giống vật nuôi mà không có hồ sơ giống, không cập nhật đầy đủ hồ sơ giống; không lưu hoặc lưu không đầy đủ hồ sơ giống theo quy định; (ii) Cơ sở nuôi đàn giống cấp bố mẹ đối với lợn, gia cầm, đàn nhân giống, sản xuất con giống vật nuôi không có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học.

- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cơ sở nuôi giữ giống gốc, cơ sở tạo dòng, giống vật nuôi không có nhân viên kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, mua bán dòng, giống vật nuôi mới mà chưa có kết quả khảo nghiệm hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp quốc gia đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Ngoài ra, hành vi này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó là buộc thu hồi và chuyn đổi mục đích sử dụng dòng, giống vật nuôi đã bán ra thị trường.

Câu 111. Chị B thường xuyên hành nghề thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi nhưng lại trong khi không có chứng chỉ đào tạo. Xin hỏi theo quy định của pháp luật, hành vi nêu trên của chị B có vi phạm pháp luật không? Nếu có, mức phạt tiền là bao nhiêu?

Trả lời:

Khoản 3Điều 10Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định:

“Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về cá nhân làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi sau đây:

a) Không có chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi theo quy định;

b) Không có hồ sơ ghi chép thông tin về chủ hộ, số hiệu đực giống, cái giống, ngày phối giống, lần phối theo quy định”.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, việc chị B thường xuyên hành nghề thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi nhưng lại trong khi không có chứng chỉ đào tạo là hành vi vi phạm pháp luật và bị áp dụng mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Câu 112. Hành vi vi phạm quy định về chất lượng giống vật nuôi trong sản xuất, mua bán sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ Điều 11Nghị định 14/2021/NĐ-CP, hành vi vi phạm quy định về chất lượng giống vật nuôi trong sản xuất, mua bán sẽ bị xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, mua bán giống vật nuôi có mỗi chỉ tiêu mức chất lượng thấp hơn so với tiêu chuẩn công bố đối với lô hàng có giá trị dưới 50.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, mua bán giống vật nuôi có mỗi chỉ tiêu mức chất lượng thấp hơn so với tiêu chuẩn công bố đối với lô hàng có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên.

Ngoài ra, các hành vi nêu trên còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng giống vật nuôi đã bán ra ngoài thị trường.

Câu 113. Trong quá trình kiểm tra cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi của anh T, lực lượng công an phát hiện tại cơ sở sản xuất không có dây chuyền, trang thiết bị phù hợp để sản xuất thức ăn chăn nuôi theo quy định. Theo quy định của pháp luật, hành vi nêu trên của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi của anh T bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Khoản 1 Điều 14Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

- Không có dây chuyền, trang thiết bị phù hợp để sản xuất thức ăn chăn nuôi theo quy định;

- Không có biện pháp kiểm soát động vật gây hại, tạp chất, chất thải gây nhiễm bẩn, ảnh hưởng đến an toàn, chất lượng thức ăn chăn nuôi;

- Không có trang thiết bị, dụng cụ đo lường được kiểm định, hiệu chỉnh theo quy định;

- Không thực hiện phân tích chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi trong quá trình sản xuất;

- Không có người phụ trách kỹ thuật hoặc người phụ trách kỹ thuật có trình độ chuyên môn không phù hợp;

- Không có giải pháp thu gom và xử lý chất thải để tránh nhiễm bẩn cho sản phẩm;

- Không thiết kế khu sản xuất, bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, bảo đảm tách biệt giữa các khu sản xuất để tránh nhiễm chéo; trừ trường hợp nguyên liệu, thành phẩm đã được bao gói kín hoặc các khu sản xuất được bố trí riêng biệt;

- Không có biện pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp.

Căn cứ quy định nêu trên, cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi của anh T sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 do không có dây chuyền, trang thiết bị phù hợp để sản xuất thức ăn chăn nuôi theo quy định.

Câu 114. Những hành vi vi phạm quy định về điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi nào bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.0000 đồng?

Trả lời:

Khoản 2Điều 14Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định một trong những hành vi vi phạm quy định về điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi sau đây sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng:

Thứ nhất,thay đổi thông tin về tổ chức, cá nhân trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi nhưng không làm thủ tục để được cấp lại theo quy định;

Thứ hai,cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh không có biện pháp kiểm soát bảo đảm không phát tán, gây nhiễm chéo giữa các loại kháng sinh khác nhau, giữa thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh và thức ăn chăn nuôi không chứa kháng sinh.

Câu 115. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 8 và khoản 9Điều 14Nghị định 14/2021/NĐ-CP, các hành vi vi phạm quy định về điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả cụ thể như sau:

Về hình thức xử phạt bổ sung:

- Tịch thu Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với hành vi tẩy, xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi.

- Đình chỉ hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi: (i) Sản xuất mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; (ii) Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi có địa điểm sản xuất nằm trong khu vực bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại mà không có biện pháp phòng ngừa ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm.

Về biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm thức ăn chăn nuôi đã bán ra ngoài thị trường đối với hành vi: (i) Sản xuất mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; (ii) Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi có địa điểm sản xuất nằm trong khu vực bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại mà không có biện pháp phòng ngừa ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm; (iii) sản xuất thức ăn chăn nuôi trong thời gian bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ sản xuất; (iv) Sản xuất thức ăn chăn nuôi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Câu 116.Thực hiện những hành vi vi phạm quy định về điều kiện cơ sở nhập khẩu thức ăn chăn nuôi nào theo quy định của pháp luật thì cơ sở nhập khẩu thức ăn chăn nuôi sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng?

Trả lời:

Căn cứ khoản 3Điều 17Nghị định 14/2021/NĐ-CP,cơ sở nhập khẩu thức ăn chăn nuôi vi phạm một trong các hành vi vi phạm sau đây thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng:

Thứ nhất, cố ý sửa chữa hoặc tẩy xóa làm sai lệch nội dung các loại giấy tờ hoặc khai báo không đúng sự thật trong hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi trên Cổng thông tin một cửa quốc gia;

Thứ hai, cố ý sửa chữa hoặc tẩy xóa làm sai lệch nội dung các loại giấy tờ hoặc khai báo không đúng sự thật trong hồ sơ đề nghị công bố thông tin mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hành vi này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là hủy bỏ thông tin sản phẩm thức ăn chăn nuôi đã công bố trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thứ ba, cố ý sửa chữa hoặc tẩy xóa làm sai lệch nội dung các loại giấy tờ hoặc khai báo không đúng sự thật trong hồ sơ tự công bố thông tin mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hành vi này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc cải chính thông tin sai sự thật trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thứ tư, không có hoặc không thuê kho bảo quản thức ăn chăn nuôi đáp ứng các yêu cầu bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp.

Câu 117.Hành vi mua bán, nhập khẩu mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi hết hạn sử dụng ghi trên nhãn hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm thức ăn chăn nuôi sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 1Điều 20Nghị định 14/2021/NĐ-CP, hành vi mua bán, nhập khẩu mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi hết hạn sử dụng ghi trên nhãn hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm thức ăn chăn nuôi bị xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm dưới 1.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 2.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 100.000.000 đồng trở lên.

Ngoài ra, các hành vi vi phạm nêu trên còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm và buộc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng lô sản phẩm thức ăn chăn nuôi; trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tái xuất hoặc tiêu hủy.

Câu 118. Nhận được phản ánh của người dân về việc mua cám dành cho gia cầm tại cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi do anh D là chủ cơ sở làm gia cầm chết hàng loạt, cơ quan có thẩm quyền đã kiểm tra và phát hiện cơ sở này đã sử dụng nguyên liệu đã hết hạn sử dụng để đưa vào sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gia cầm. Theo quy định của pháp luật, hành vi nêu trên sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Khoản 3Điều 20Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thức ăn chăn nuôi có sử dụng mỗi loại nguyên liệu hoặc mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi đã hết hạn sử dụng”.

Căn cứ quy định nêu trên, với hành vi sử dụng nguyên liệu đã hết hạn sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi thì cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi do anh D là chủ cơ sở sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Ngoài ra, hành vi này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quảbuộc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng lô sản phẩm thức ăn chăn nuôi; trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tái xuất hoặc tiêu hủy.

Câu 119.Hành vi vi phạm quy định về khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 1 Điều 21Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi theo mức phạt sau đây:

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cơ sở khảo nghiệm không lưu hoặc lưu không đầy đủ hồ sơ về quá trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi theo quy định;

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cơ sở khảo nghiệm không có người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch. Hành vi này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc hủy bỏ kết quả khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi đã thực hiện.

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cơ sở khảo nghiệm không có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm từng loại thức ăn chăn nuôi. Hành vi này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc hủy bỏ kết quả khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi đã thực hiện.

Câu 120. Cơ sở khảo nghiệm X có hành vi công bố kết quả khảo nghiệm, kiểm định thức ăn chăn nuôi không trung thực. Theo quy định của pháp luật, hành vi nêu trên của cơ sở khảo nghiệm X sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Khoản 2 Điều 21Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi công bố kết quả khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi không trung thực”.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, do có hành vi công bố kết quả khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi không trung thực nên cơ sở khảo nghiệm X sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng. Ngoài ra, cơ sở khảo nghiệm X còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động khảo nghiệm từ 01 thnags đến 03 tháng và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc hủy bỏ kết quả khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi đã thực hiện.

Câu 121. Theo quy định pháp luật hiện hành, hành vi vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Điều 23Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, cụ thể như sau:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng mỗi loại nguyên liệu không có trong Danh mục nguyên liệu được phép sử dụng làm thức ăn chăn nuôi để sản xuất thức ăn chăn nuôi có giá trị dưới 200.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 100.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng mỗi loại nguyên liệu không có trong Danh mục nguyên liệu được phép sử dụng làm thức ăn chăn nuôi để sản xuất thức ăn chăn nuôi có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên khi cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.

Ngoài ra, các hành vi nêu trên còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quảbuộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc chuyển đổi mục đích sử dụng lô nguyên liệu và lô sản phẩm thức ăn chăn nuôi có chứa nguyên liệu không có trong Danh mục nguyên liệu được phép sử dụng làm thức ăn chăn nuôi đối với hành vi vi phạm; trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy.

Câu 122. Xin cho biết pháp luật quy định như thế nào về các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025? (Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021)

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021, các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 bao gồm:

Thứ nhất, tiêu chí thu nhập:

- Khu vực nông thôn: 1.500.000 đồng/người/tháng.

- Khu vực thành thị: 2.000.000 đồng/người/tháng.

Thứ hai, tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản:

- Các dịch vụ xã hội cơ bản (06 dịch vụ), gồm: việc làm; y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin.

- Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (12 chỉ số), gồm: việc làm; người phụ thuộc trong hộ gia đình; dinh dưỡng; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.

Thứ ba,dịch vụ xã hội cơ bản, chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản và ngưỡng thiếu hụt quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Câu 123. Gia đình anh C sinh sống ở khu vực nông thôn. Mỗi tháng gia đình anh có thu nhập bình quân đầu người là 2.000.000 đồng và thiếu hụt 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; chất lượng nhà ở). Vậy gia đình anh C có đủ điều kiện chuẩn hộ nghèo giai đoạn 20222-2025 theo quy định chuẩn nghèo đa chiều hiện hành không?(Điểm a, khoản 2, Điều 3 Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021)

Trả lời:

Chuẩn hộ nghèo là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác giai đoạn 2022 - 2025.

Căn cứ theo quy định tại Điểm a, khoản 2, Điều 3 Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021, chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022-2025 được quy định như sau:

- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Như vậy, căn cứ theo quy định tại Điểm a, khoản 2, Điều 3 Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 nêu trên, gia đình anh C không đủ điều kiện chuẩn hộ nghèo giai đoạn 20222-2025 theo quy định chuẩn nghèo đa chiều.

Câu 124. Xin cho biết điều kiện được công nhận chuẩn hộ cận nghèo đối với khu vực nông thôn và thành thị giai đoạn 20222-2025 theo quy định chuẩn nghèo đa chiều hiện hành? (Điểm b, khoản 2, Điều 3 Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021)

Trả lời:

Chuẩn hộ cận nghèo là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác giai đoạn 2022 - 2025.

Căn cứ theo quy định tại Điểm b, khoản 2, Điều 3 Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021,chuẩn hộ cận nghèo giai đoạn 2022-2025 đối với khu vực nông thôn và thành thị được quy định như sau:

- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.

- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.

Câu 125. Pháp luật quy định như thế nào về điều kiện công nhận chuẩn hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2022 – 2025 đối với khu vực nông thôn và thành thị?(Điểm c, khoản 2, Điều 3 Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021)

Trả lời:

Chuẩn hộ có mức sống trung bình là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác giai đoạn 2022 - 2025.

Căn cứ theo quy định tại Điểm c, khoản 2, Điều 3 Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021,chuẩn hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025 đối với khu vực nông thôn và thành thị được quy định như sau:

- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.500.000 đồng đến 2.250.000 đồng.

- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Câu 126. Năm trước, T đã hoàn thành chương trình trung học phổ thông nhưng chưa được tốt nghiệp. Năm nay, T tiếp tục đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông nhưng em vẫn chưa nắm được rõ quy định về việc xếp phòng thi. Vậy việc xếp phòng thi trung học phổ thông được quy định như thế nào? (Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020; Thông tư số 05/2021/TT-BGDĐT ngày 12/3/2021)

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020; Thông tư số 05/2021/TT-BGDĐT ngày 12/3/2021, việc xếp phòng thi tốt nghiệp trung học phổ thông của T được quy định như sau:

- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, thí sinh đã hoàn thành chương trình THPT nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước, thí sinh tốt nghiệp trung cấp tham dự kỳ thi và thí sinh GDTX được bố trí dự thi chung với thí sinh Giáo dục THPT là học sinh lớp 12 trong năm tổ chức thi (gọi tắt là thí sinh lớp 12 Giáo dục THPT) tại một số Điểm thi do Giám đốc sở GDĐT quyết định, bảo đảm có ít nhất 60% thí sinh lớp 12 Giáo dục THPT trong tổng số thí sinh của Điểm thi (trong trường hợp đặc biệt, cần phải có ý kiến của Bộ GDĐT); việc lập danh sách để xếp phòng thi được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020”.

- Phòng thi được xếp theo bài thi, mỗi phòng thi có tối đa 24 thí sinh và phải bảo đảm khoảng cách tối thiểu giữa hai thí sinh ngồi cạnh nhau là 1,2m theo hàng ngang; riêng phòng thi cuối cùng của bài thi Ngoại ngữ ở mỗi Điểm thi có thể xếp các thí sinh dự thi các bài thi Ngoại ngữ khác nhau, khi thu bài thi của thí sinh phải xếp bài thi theo từng ngoại ngữ (ngôn ngữ) khác nhau; việc lập danh sách để xếp phòng thi được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020;

- Số phòng thi của mỗi Hội đồng thi được đánh theo thứ tự tăng dần;

- Mỗi phòng thi có Danh sách ảnh của thí sinh trong phòng thi, được xếp theo thứ tự tương ứng với danh sách thí sinh trong phòng thi;

- Trước cửa phòng thi, phải niêm yết Danh sách thí sinh trong phòng thi của từng buổi thi và trách nhiệm thí sinh quy định tại Điều 14 Quy chế.

Câu 127. Xin cho biết pháp luật quy định như thế nào về điều kiện dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông (Khoản 4, Điều 1, Thông tư số 05/2021/TT-BGDĐT ngày 12/3/2021)

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 , Điều 1, Thông tư số 05/2021/TT-BGDĐT ngày 12/3/2021, điều kiện dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông được quy định như sau:

- Đối tượng dự thi (Người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi) phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém; riêng đối với người học thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn thuộc chương trình giáo dục thường xuyên thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm;

- Đối tượng dự thi (Người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước) phải có Bằng tốt nghiệp THCS và phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém; trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do xếp loại học lực kém ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học đối với một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 (năm) điểm (tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc trường phổ thông nơi ĐKDT), bảo đảm khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện dự thi về xếp loại học lực theo quy định; trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận việc chấp hành chính sách pháp luật và các quy định của địa phương để được trường phổ thông nơi học lớp 12 xác nhận đủ điều kiện dự thi về xếp loại hạnh kiểm theo quy định;

- Đối tượng đã tốt nghiệp trung (Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT, người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh) phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GDĐT;

- Các đối tượng dự thi phải ĐKDT và nộp đầy đủ các giấy tờ đúng thời hạn.

Câu 128. Trước khi được phát đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông, D thấy túi đề thi được niêm phong cẩn thận. Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc vận chuyển, bàn giao đề thi? (Khoản 8 Điều 1 Thông tư số 05/2021/TT-BGDĐT ngày 12/3/2021)

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 8, Điều 1,Thông tư số 05/2021/TT-BGDĐT ngày 12/3/2021, các túi đề thi phải được bảo quản trong hòm, tủ hoặc két sắt được khóa, niêm phong và bảo vệ liên tục 24 giờ/ngày; chìa khóa do Trưởng ban Vận chuyển và bàn giao đề thi giữ; Trưởng ban Vận chuyển và bàn giao đề thi có thể ủy quyền bằng văn bản cho người phụ trách tổ hoặc nhóm vận chuyển giữ, bàn giao chìa khóa cho các Trưởng Điểm thi. Trường hợp bất khả kháng không thể vận chuyển được bằng hòm, tủ hoặc két sắt được khóa niêm phong thì sở GDĐT cần xây dựng phương án vận chuyển bảo đảm an ninh, an toàn cho đề thi và báo cáo Bộ GDĐT trước khi triển khai thực hiện.

Câu 129. Năm trước, em P đã dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông với đủ các bài thi/ môn thi theo quy định trong kỳ thi nhưng chưa tốt nghiệp và không bị kỷ luật hủy kết quả thi. Em được thông báo đủ điều kiện bảo lưu điểm thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông trong kỳ thi tốt nghiệp năm nay. Vậy theo quy định của pháp luật, bài thi/ môn thi nào của em P được bảo lưu điểm thi?(Khoản 13 Điều 1 Thông tư số 05/2021/TT-BGDĐT ngày 12/3/2021)

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 13 Điều 1 Thông tư số 05/2021/TT-BGDĐT ngày 12/3/2021, bài thi/môn thi được bảo lư điểm thi của em P bao gồm:

- Bài thi độc lập đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên.

- Bài thi tổ hợp đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên và các môn thi thành phần của bài thi này đều đạt trên 1,0 (một) điểm.

- Môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên.

Câu 130. Trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, A thấy một số bạn cùng khóa được cộng điểm khuyến khích để xét tốt nghiệp do đạt giải cá nhân trong kỳ thi thí nghiệm thực hành môn Vật lý, Hóa học. Vậy theo quy định của pháp luật, việc cộng điểm khuyến khích trng kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông đối với các bạn này có đúng không?(Khoản 13 Điều 1 Thông tư số 05/2021/TT-BGDĐT ngày 12/3/2021)

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 13 Điều 1 Thông tư số 05/2021/TT-BGDĐT ngày 12/3/2021, người học tham gia các cuộc thi và các hoạt động dưới đây được cộng điểm khuyến khích để xét công nhận tốt nghiệp THPT:

“…Đoạt giải cá nhân và đồng đội trong các kỳ thi thí nghiệm thực hành môn Vật lí, Hoá học, Sinh học; thi văn nghệ; thể dục thể thao; hội thao giáo dục quốc phòng; cuộc thi khoa học kỹ thuật; viết thư quốc tế do ngành Giáo dục phối hợp với các ngành chuyên môn từ cấp tỉnh trở lên tổ chức ở cấp THPT. Đối với giải cá nhân: Đoạt giải nhất, nhì, ba quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh hoặc Huy chương Vàng được cộng 2,0 điểm; giải khuyến khích quốc gia hoặc giải tư cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh hoặc Huy chương Bạc được cộng 1,5 điểm; giải ba cấp tỉnh hoặc Huy chương Đồng được cộng 1,0 điểm. Đối với giải đồng đội: Chỉ cộng điểm đối với giải quốc gia; số lượng cầu thủ, vận động viên, diễn viên của giải đồng đội theo quy định cụ thể của Ban Tổ chức từng giải; mức điểm khuyến khích được cộng cho các cá nhân trong giải đồng đội được thực hiện như đối với giải cá nhân quy định tại điểm này. Những người học đoạt nhiều giải khác nhau trong nhiều cuộc thi chỉ được hưởng một mức cộng điểm của loại giải cao nhất…”

Như vậy, việc một số bạn cùng khóa của A được cộng điểm khuyến khích để xét tốt nghiệp do đạt giải cá nhân trong kỳ thi thí nghiệm thực hành môn Vật lý, Hóa học là đúng theo quy định tại Khoản 13 Điều 1 Thông tư số 05/2021/TT-BGDĐT ngày 12/3/2021 nêu trên.

Câu 131. Xin cho biết pháp luật quy định như thế nào về việc đình chỉ thi đối với thí sinh vi phạm Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông?(Khoản 13 Điều 1 Thông tư số 05/2021/TT-BGDĐT ngày 12/3/2021)

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 17 Điều 1 Thông tư số 05/2021/TT-BGDĐT ngày 12/3/2021, việc đình chỉ thi đối với thí sinh vi phạm Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được quy định như sau:

- Đối với các thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau đây: Đã bị xử lý bằng hình thức cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi bài thi đó vẫn tiếp tục vi phạm quy chế thi ở mức khiển trách hoặc cảnh cáo; mang vật dụng trái phép theo quy định tại Điều 14 Quy chế vào phòng thi/phòng chờ hoặc khi di chuyển giữa phòng thi và phòng chờ; đưa đề thi ra ngoài phòng thi hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi; viết, vẽ vào tờ giấy làm bài thi của mình những nội dung không liên quan đến bài thi; có hành động gây gổ, đe dọa nhũng người có trách nhiệm trong kỳ thi hay đe dọa thí sinh khác; không tuân thủ hướng dẫn của cán bộ giám sát hoặc người quản lý phòng chờ khi di chuyển trong khu vực thi và trong thời gian ở phòng chờ;

- Cán bộ coi thi lập biên bản, thu tang vật (nếu có) và báo cáo Trưởng Điểm thi quyết định hình thức đình chỉ thi. Nếu Trưởng Điểm thi không nhất trí thì báo cáo Trưởng ban Coi thi quyết định. Thí sinh bị đình chỉ thi phải nộp bài thi, đề thi, giấy nháp cho cán bộ coi thi, phải ra khỏi phòng thi ngay sau khi có quyết định và chỉ được rời khỏi khu vực thi khi hết thời gian của buổi thi;

- Thí sinh bị đình chỉ thi năm nào sẽ bị hủy kết quả toàn bộ các bài thi/môn thi trong kỳ thi năm đó.

Câu 132. Xin cho biết theo quy định của pháp luật, để tăng cường bảo đảm thực hiện quyền lợi ích của trẻ em và bảo vệ trẻ em, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp cần tuân thủ các nội dung nào? (Khoản 1 Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26/5/2020)

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26/5/2020, để tăng cường bảo đảm thực hiện quyền lợi ích của trẻ em và bảo vệ trẻ em, Thủ tướng Chính phủ Chỉ thị các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp cần:

- Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về trẻ em, thường xuyên rà soát, kiến nghị, hoàn thiện chính sách, pháp luật về trẻ em;

- Đổi mới công tác tuyên truyền, ưu tiên thời điểm, thời lượng phát sóng các chương trình về chính sách, pháp luật và bảo vệ trẻ em với nội dung, hình thức đa dạng, phong phú phù hợp với các nhóm đối tượng điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương;

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng trẻ em tử vong do tai nạn thương tích, vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em, bạo lực, xâm hại tình dục, trẻ em lang thang kiếm sống trên địa bàn hoặc không hỗ trợ, can thiệp, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm quyền trẻ em;

- Xử lý nghiêm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân, kể cả cha mẹ, người chăm sóc trẻ em khi có hành vi vi phạm pháp pháp luật về trẻ em, nhất là các hành vi xâm hại trẻ em, bao che, chậm trễ, cố tình kéo dài các vụ việc vi phạm quyền trẻ em với phương châm “đúng người, đúng việc, đúng thẩm quyền, đúng trách nhiệm”;

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về trẻ em.

Câu 133. Xin cho biết theo quy định của pháp luật, để tăng cường bảo đảm thực hiện quyền lợi ích của trẻ em và bảo vệ trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tư pháp cần tuân thủ các nội dung nào? (Khoản 2, 8 Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26/5/2020)

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 và 8, Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26/5/2020, để tăng cường bảo đảm thực hiện quyền lợi ích của trẻ em và bảo vệ trẻ em, Thủ tướng Chính phủ Chỉ thị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tư pháp cần:

- Đối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

+ Rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

+ Trực tiếp đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai chính sách pháp luật về trẻ em; tổ chức các hình thức phù hợp để lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của trẻ em trong quá trình xây dựng và thực hiện chương trình, chính sách, pháp luật về trẻ em bảo đảm thực chất, hiệu quả;

+ Xây dựng Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em; Chương trình phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em;

+ Triển khai các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, giảm thiểu tình trạng trẻ em tử vong do đuối nước;

+ Chỉ đạo hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em hoạt động hiệu quả, bảo đảm an toàn, thân thiện và phòng, chống xâm hại trẻ em;

+ Thường xuyên thanh tra, kiểm tra về trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em, chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.

- Đối với Bộ Tư pháp:

+ Thực hiện các biện pháp để tăng cường bảo vệ trẻ em trong quá trình xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

+ Chủ động thực hiện trợ giúp pháp lý đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ em bị xâm hại, bảo đảm nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả.

Câu 134.Theo quy định của pháp luật, hành vi vi phạm quy định về giấy phép trong hoạt động báo chí bị xử phạt như thế nào? (Điều 5)

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Điều 5Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020, hành vi vi phạm quy định về giấy phép bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Thay đổi biểu tượng kênh phát thanh, kênh truyền hình nhưng không có văn bản chấp thuận của Bộ Thông tin và Truyền thông;

- Thay đổi thời lượng phát sóng, thời lượng chương trình tự sản xuất của kênh phát thanh, kênh truyền hình được quy định trong giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình, giấy phép sản xuất kênh chương trình phát thanh trong nước, giấy phép sản xuất kênh chương trình truyền hình trong nước;

- Thay đổi tên gọi cơ quan chủ quản báo chí; tên gọi cơ quan báo chí; tên gọi kênh phát thanh, kênh truyền hình; địa điểm phát sóng; địa điểm trụ sở gắn với trung tâm tổng khống chế; phương thức truyền dẫn, phát sóng quy định trong giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình nhưng không được Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Hoạt động thông tin, báo chí không đúng mục đích, chương trình đã được ghi trong giấy phép của Bộ Ngoại giao;

- Thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép xuất bản bản tin, đặc san.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Sửa chữa, tẩy xóa giấy phép trong hoạt động báo chí;

- Thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép hoạt động báo chí, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 4 và điểm d khoản 5 Điều 8 Nghị định này;

- Hoạt động thông tin, báo chí mà không có giấy phép của Bộ Ngoại giao;

- Xuất bản bản tin, đặc san không có giấy phép;

- Vi phạm các quy định về điều kiện thành lập Văn phòng đại diện, cử phóng viên thường trú của cơ quan báo chí;

- Báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam thực hiện hoạt động báo chí, hoạt động liên quan đến báo chí không có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;

- Cơ quan báo chí nước ngoài đặt văn phòng thường trú tại Việt Nam khi không có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xuất bản thêm ấn phẩm báo chí, phụ trương, mở chuyên trang đối với báo điện tử, tạp chí điện tử; sản xuất thêm kênh phát thanh, kênh truyền hình mà không có giấy phép.

5. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động báo in, tạp chí in, báo nói, báo hình, báo điện tử, tạp chí điện tử không có giấy phép hoạt động báo chí theo quy định trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

- Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, c và d khoản 3; tịch thu tang vật vi phạm hành chính là ấn phẩm báo chí, phụ trương đối với hành vi quy định tại khoản 4; tịch thu tang vật vi phạm hành chính là báo in, tạp chí in đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;

- Tước quyền sử dụng giấy phép từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

Câu 135. Xin cho biết theo quy định của pháp luật, hành vi vi phạm quy định về hoạt động báo chí, sử dụng thẻ nhà báo bị xử phạt như thế nào? (Điều 6)

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020, hành vi vi phạm quy định về hoạt động báo chí, sử dụng thẻ nhà báo bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Sử dụng thẻ nhà báo đã hết hạn sử dụng để hoạt động báo chí;

- Phóng viên nước ngoài, trợ lý báo chí của phóng viên nước ngoài hoạt động báo chí tại Việt Nam mà không có thẻ phóng viên nước ngoài hợp lệ do Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp;

- Người đứng đầu cơ quan báo chí, cơ quan công tác của người thuộc diện phải nộp lại thẻ nhà báo không thu lại thẻ nhà báo hoặc thu lại thẻ nhà báo nhưng không nộp về Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc không thông báo bằng văn bản đối với các trường hợp: Người được cấp thẻ nhà báo nhưng chuyển sang làm nhiệm vụ khác không còn là đối tượng được cấp thẻ; người được cấp thẻ nhà báo đã nghỉ hưu; người đã hết thời hạn hợp đồng lao động nhưng không được ký tiếp hợp đồng lao động mới hoặc không tiếp tục làm việc tại cơ quan báo chí;

- Người được cấp thẻ nhà báo không nộp lại thẻ nhà báo (trừ trường hợp có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nơi mất thẻ về việc bị mất thẻ) trong các trường hợp sau: Khi cơ quan báo chí bị thu hồi giấy phép hoạt động báo chí; chuyển sang làm nhiệm vụ khác không còn là đối tượng được cấp thẻ nhà báo; đã nghỉ hưu; đã hết thời hạn hợp đồng lao động nhưng không được ký tiếp hợp đồng lao động mới hoặc không tiếp tục làm việc tại cơ quan báo chí;

- Người đứng đầu cơ quan báo chí cử hoặc giao quyền cho cấp dưới cử nhà báo, phóng viên hoạt động báo chí không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí;

- Nhà báo hoạt động báo chí không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí của cơ quan báo chí đang công tác.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Mạo danh nhà báo, phóng viên để hoạt động báo chí;

- Lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên can thiệp, cản trở hoạt động đúng pháp luật của tổ chức, cá nhân;

- Sử dụng thẻ nhà báo đã bị sửa chữa, tẩy xóa để hoạt động báo chí.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên để trục lợi.

4. Hình thức phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1, điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Câu 136.Xin cho biết theo quy định của pháp luật, hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí bị xử phạt như thế nào? (Điều 7)

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020,hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp;

- Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi có lời nói, hành động đe dọa tính mạng nhà báo, phóng viên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

- Buộc xin lỗi đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này;

- Buộc trả lại phương tiện, tài liệu thu giữ trái phép đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

Câu 137. Theo quy định của pháp luật, hành vi vi phạm quy định về đăng, phát nội dung thông tin trên báo chí, bản tin, đặc san bị xử phạt như thế nào (Điều 8)

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020,hành vi vi phạm quy định về đăng, phát nội dung thông tin trên báo chí, bản tin, đặc san bị xử phạt như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không nêu rõ xuất xứ nguồn tin khi đăng, phát trên báo chí khi sử dụng thông tin do cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm cung cấp cho báo chí.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Đăng, phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng ít nghiêm trọng;

- Minh họa, đặt tiêu đề tin, bài không phù hợp nội dung thông tin làm cho người đọc hiểu sai nội dung thông tin;

- Đăng, phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác;

- Đăng, phát ý kiến phản hồi không thể hiện đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 4 Điều 43 Luật Báo chí hoặc đăng, phát không đúng thời điểm theo quy định tại khoản 2 Điều 43 và khoản 5 Điều 42 Luật Báo chí.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Đăng, phát tin, bài, ảnh không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam;

- Đăng, phát thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan;

- Thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia khi đăng, phát hình ảnh bản đồ Việt Nam;

- Đăng, phát thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em;

- Không thực hiện việc đăng, phát ý kiến phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến tác phẩm báo chí theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 43 Luật Báo chí;

- Đăng, phát thông tin, chương trình dành cho trẻ em không đảm bảo tỷ lệ nội dung, thời điểm, thời lượng trên báo chí;

- Không thực hiện đúng các yêu cầu bắt buộc khi đăng, phát tin, bài, chương trình liên quan đến trẻ em trên báo chí;

- Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo chí;

- Tiết lộ bí mật đời tư của cá nhân nhưng không được sự đồng ý của cá nhân đó;

- Đăng, phát thông tin xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín của cá nhân.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Miêu tả tỉ mỉ hành vi tội ác, tai nạn rùng rợn trong các tin, bài, ảnh;

-Quy kết tội danh khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

- Đăng, phát thông tin về những chuyện thần bí gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe cộng đồng;

- Đăng, phát thông tin về thân nhân, các mối quan hệ của cá nhân trong các vụ án, vụ việc tiêu cực khi không có căn cứ chứng minh các thân nhân và các mối quan hệ đó liên quan đến vụ án, vụ việc tiêu cực hoặc chưa có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Giới thiệu, quảng bá, đặt đường dẫn trang thông tin điện tử có nội dung vi phạm quy định pháp luật;

- Thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí, không đúng giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước gây ảnh hưởng ít nghiêm trọng.

5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Đăng, phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng;

- Đăng, phát thông tin có nội dung sai sự thật, xuyên tạc, xúc phạm danh dự, uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

- Đăng, phát thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động dâm ô, đồi trụy;

- Thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí, không đúng giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

6. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Đăng, phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng;

- Đăng, phát tin, bài, ảnh kích động bạo lực.

7. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi đăng, phát, giới thiệu, quảng bá tác phẩm, tài liệu hoặc nội dung thông tin trong tác phẩm, tài liệu đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy.

8. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Đăng, phát thông tin không phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân;

- Đăng, phát thông tin xuyên tạc, bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;

- Đăng, phát thông tin có nội dung gây ảnh hưởng đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Đăng, phát thông tin xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc;

- Đăng, phát thông tin gây ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc;

- Đăng, phát thông tin xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo;

- Đăng, phát thông tin có nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

9. Hình thức xử phạt bổ sung:

- Tịch thu tang vật vi phạm hành chính là sản phẩm báo chí của báo in, tạp chí in, bản tin, đặc san đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3; các khoản 6, 7 và 8 Điều này;

- Tước quyền sử dụng giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động từ 01 đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 5; các khoản 6, 7 và 8 Điều này.

10. Biện pháp khắc phục hậu quả:

- Buộc cơ quan báo chí cải chính, xin lỗi đối với hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản 2; các điểm a, b, c, d, i và k khoản 3; các điểm a, b, c và d khoản 4; các điểm a, b và c khoản 5; các khoản 6, 7 và 8 Điều này;

- Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật, thông tin vi phạm quy định pháp luật đã đăng, phát trên báo điện tử, tạp chí điện tử, báo nói, báo hình, đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b và c khoản 2; các điểm a, b, c, d, i và k khoản 3; các điểm a, b, c và d khoản 4; các điểm a, b và c khoản 5; các khoản 6, 7 và 8 Điều này;

- Buộc gỡ bỏ tin, bài trên báo điện tử, tạp chí điện tử, báo nói, báo hình có nội dung không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 5 Điều này;

- Buộc gỡ bỏ nội dung giới thiệu, quảng bá, đường dẫn đến trang thông tin điện tử có nội dung vi phạm pháp luật quy định tại điểm đ khoản 4 Điều này.

Câu 138. Xin cho biết, theo quy định của pháp luật, hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin cho báo chí và sử dụng thông tin của cơ quan báo chí bị xử phạt như thế nào? (Điều 9)

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020,hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin cho báo chí và sử dụng thông tin của cơ quan báo chí bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Cản trở việc cung cấp thông tin cho báo chí của tổ chức, cá nhân;

- Không thực hiện cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Báo chí;

- Thực hiện không đúng quy định về thời hạn thông báo hoặc thời hạn đăng, phát, trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân có ý kiến, kiến nghị, phê bình, khiếu nại, tố cáo hoặc có yêu cầu.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Thể hiện không chính xác, trung thực nội dung trả lời của người được phỏng vấn;

- Không thực hiện yêu cầu xem lại nội dung trả lời của người trả lời phỏng vấn trước khi đăng, phát nội dung trả lời phỏng vấn trên báo chí;

- Sử dụng ý kiến phát biểu tại hội nghị, hội thảo, các cuộc gặp gỡ, trao đổi, nói chuyện để chuyển thành bài phỏng vấn khi chưa được sự đồng ý của người phát biểu;

- Cung cấp thông tin không trung thực, sai sự thật cho báo chí.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc cải chính, xin lỗi đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều này.

Câu 139. Theo quy định của pháp luật, hành vi vi phạm quy định về cải chính trên báo chí bị xử phạt như thế nào (Điều 10)

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020,  hành vi vi phạm quy định về cải chính trên báo chí bị xử phạt như sau:

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi thực hiện cải chính, xin lỗi không đúng quy định về vị trí, kiểu chữ, cỡ chữ.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Không thông báo việc cải chính, xin lỗi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

- Đăng, phát thông tin cải chính, xin lỗi mà không thể hiện nội dung thông tin cải chính, xin lỗi hoặc tên tác phẩm báo chí, tên chuyên mục, số báo, ngày, tháng, năm đã đăng, phát phải cải chính.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Không thực hiện việc gỡ bỏ thông tin sai sự thật;

- Không thông báo cho các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử tổng hợp có thỏa thuận việc sử dụng tin bài của báo mình để thực hiện đăng lại lời cải chính, xin lỗi;

- Tạp chí xuất bản trên 30 ngày một kỳ khi thông tin sai sự thật mà không có văn bản trả lời ngay cho cơ quan tổ chức, cá nhân;

- Không xây dựng chuyên mục riêng tại trang chủ của báo điện tử, tạp chí điện tử để thực hiện cải chính, xin lỗi;

- Đăng, phát thông tin cải chính, xin lỗi mà không thể hiện đầy đủ các nội dung đã thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân đã đăng, phát trong tác phẩm báo chí và nội dung thông tin được cải chính;

- Cải chính, xin lỗi không đúng thời điểm quy định.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Không cải chính, xin lỗi theo quy định;

- Không đăng, phát nội dung kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nội dung sai sự thật, xuyên tạc, vu khống xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân đã đăng, phát trên báo chí.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

- Buộc cải chính, xin lỗi đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;

- Buộc thực hiện đăng, phát lại nội dung cải chính, xin lỗi đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này;

- Buộc đăng, phát đầy đủ nội dung kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

- Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

Câu 140. Xin cho biết theo quy định của pháp luật, hành vi vi phạm quy định về họp báo bị xử phạt như thế nào (Điều 11)

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020,hành vi vi phạm quy định về họp báo bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi họp báo nhưng không thông báo trước bằng văn bản hoặc thông báo không đúng thời gian quy định.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi họp báo có nội dung không đúng với nội dung đã được cơ quan quản lý nhà nước về báo chí trả lời chấp thuận hoặc không đúng với nội dung đã thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi họp báo khi đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi họp báo có nội dung xuyên tạc, xúc phạm danh dự, uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi họp báo có nội dung kích động bạo lực.

6. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi họp báo có nội dung gây ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với hành vi quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này.

Câu 141. Theo quy định của pháp luật, hành vi vi phạm quy định về thông tin phải ghi, thể hiện trên báo chí, bản tin, đặc san bị xử phạt như thế nào (Điều 12)

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020,hành vi vi phạm quy định về thông tin phải ghi, thể hiện trên báo chí, bản tin, đặc san bị xử phạt như sau:

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không ghi đủ hoặc không ghi đúng nội dung theo quy định về thông tin phải ghi, thể hiện trên báo chí, bản tin, đặc san.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi trình bày trên trang nhất, bìa một đối với báo in, tạp chí in, trang chủ, các trang đối với báo điện tử, tạp chí điện tử có nội dung không phù hợp với nội dung của sản phẩm báo chí.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thể hiện biểu tượng, nhạc hiệu đối với báo nói, báo hình.

Câu 142. Xin cho biết theo quy định của pháp luật, hành vi vi phạm quy định về phát hành sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí bị xử phạt như thế nào (Điều 13)

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020,hành vi vi phạm quy định về phát hành sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Cản trở việc phát hành, truyền dẫn sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí hợp pháp;

- Bán sản phẩm báo chí nhập khẩu trái phép.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Phát hành sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí không được phép lưu hành hoặc có quyết định thu hồi, tịch thu;

- Không thực hiện thu hồi ấn phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí khi có quyết định thu hồi.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

- Buộc thu hồi sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này;

- Buộc tiêu hủy sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này;

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.

Câu 143. Theo quy định của pháp luật, hành vi Vi phạm quy định về lưu chiểu báo chí bị xử phạt như thế nào (Điều 14)

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020,hành vi Vi phạm quy định về lưu chiểu báo chí bị xử phạt như sau:

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp lưu chiểu sản phẩm báo chí không đúng địa điểm, thời gian, số lượng theo quy định.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thể hiện rõ thông tin báo in, tạp chí in nộp lưu chiểu, số lượng phát hành, ngày, giờ nộp lưu chiểu, chữ ký của người đứng đầu cơ quan báo chí hoặc người được ủy quyền trên báo in, tạp chí in nộp lưu chiểu.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Không thực hiện lưu chiểu báo chí theo quy định;

- Không lưu giữ toàn bộ chương trình đã truyền dẫn, phát sóng hoặc lưu giữ không đúng quy định về thời gian đối với báo nói, báo hình; không lưu trữ nguyên vẹn nội dung thông tin đã đăng, phát hoặc lưu giữ không đúng quy định về thời gian đối với báo điện tử, tạp chí điện tử;

- Không cung cấp tín hiệu phát sóng (đối với báo nói, báo hình), quyền truy xuất dữ liệu (đối với báo điện tử, tạp chí điện tử) theo yêu cầu của cơ quan thực hiện lưu chiểu điện tử;

- Không đảm bảo tính thống nhất, chính xác giữa nội dung tác phẩm đăng, phát với nội dung tác phẩm cung cấp cho cơ quan thực hiện lưu chiểu điện tử.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

- Buộc thực hiện chế độ lưu chiểu báo chí đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

- Buộc nộp lưu chiểu sản phẩm báo chí đúng địa điểm, số lượng đối với hành vi quy định khoản 1 Điều này;

- Buộc cung cấp nội dung chính xác đã đăng, phát đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.

Câu 144. Xin cho biết theo quy định của pháp luật, hành vi Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu báo chí in bị xử phạt như thế nào (Điều 15)

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020,hành vi Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu báo chí in bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu báo in, tạp chí in mà không đăng ký danh mục báo chí nhập khẩu với Bộ Thông tin và Truyền thông trước khi nhập khẩu.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu báo in, tạp chí in mà không thông qua cơ sở nhập khẩu báo chí do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Nhập khẩu hoặc xuất khẩu báo in, tạp chí in có nội dung cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan; thông tin về những chuyện thần bí gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng;

- Nhập khẩu hoặc xuất khẩu báo in, tạp chí in có nội dung không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam;

- Nhập khẩu hoặc xuất khẩu báo in, tạp chí in có nội dung thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em;

- Nhập khẩu hoặc xuất khẩu báo in, tạp chí in có nội dung xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín của cá nhân.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Nhập khẩu hoặc xuất khẩu báo in, tạp chí in có nội dung dâm ô, đồi trụy;

- Nhập khẩu hoặc xuất khẩu báo in, tạp chí in có nội dung sai sự thật, xuyên tạc, xúc phạm danh dự, uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu hoặc xuất khẩu báo in, tạp chí in có nội dung kích động bạo lực.

6. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu báo in, tạp chí in có nội dung gây ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

7. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu báo in, tạp chí in có nội dung gây ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép từ 03 đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này.

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

- Buộc tiêu hủy sản phẩm báo chí đối với hành vi quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này;

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này;

- Buộc tái xuất báo in, tạp chí in đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Câu 145. Theo quy định của pháp luật, hành vi Vi phạm quy định về thu tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh không thuộc dịch vụ phát thanh, truyền hình bị xử phạt như thế nào (Điều 16)

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020, hành vi Vi phạm quy định về thu tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh không thuộc dịch vụ phát thanh, truyền hình bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Thu tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh không thuộc dịch vụ phát thanh, truyền hình mà không có giấy chứng nhận đăng ký thu tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh;

- Sửa chữa, tẩy xóa hoặc cho thuê, mượn giấy chứng nhận đăng ký thu tín hiệu truyền nước ngoài hình trực tiếp từ vệ tinh;

- Thực hiện không đúng nội dung quy định tại giấy chứng nhận đăng ký thu tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Thực hiện thỏa thuận hoặc giao kết hợp đồng cung cấp tín hiệu truyền hình trực tiếp từ vệ tinh mà không thực hiện đăng ký làm đầu mối thiết lập hệ thống thiết bị thu tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh;

- Thu tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh nhưng không có giấy chứng nhận đăng ký thu tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh;

- Cung cấp tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh cho các đối tượng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký thu tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh.

3. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh có nội dung gây ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1; điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Câu 145. Xin cho biết, theo quy định của pháp luật, hành vi Vi phạm quy định về chế độ báo cáo trong hoạt động báo chí, hoạt động cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử tổng hợp bị xử phạt như thế nào (Điều 21)

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Điều 21Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020,hành vi vi phạm quy định về chế độ báo cáo trong hoạt động báo chí, hoạt động cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử tổng hợp bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Không thông báo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thay đổi địa điểm văn phòng đại diện, trưởng văn phòng đại diện của cơ quan báo chí;

- Không thông báo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thành lập, đình chỉ, chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện của cơ quan báo chí; không thông báo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc cử, thay đổi, đình chỉ hoạt động của phóng viên thường trú;

- Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xuất bản phụ trương quảng cáo;

- Báo cáo, giải trình không đúng nội dung, thời hạn hoặc không chính xác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp có thay đổi chủ sở hữu, thay đổi địa điểm không thông báo hoặc thông báo không đầy đủ bằng văn bản trong thời hạn quy định cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện báo cáo, giải trình theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 

 

 

https://pbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Pages/sach.aspx?ItemID=317