Thông báo:
Thái Bình, ngày 5 tháng 12 năm 2024
TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN CÔNG ƯỚC RAMSAR
Ngày: 18/05/2023
TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÁC VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC (Hưởng ứng Ngày đất ngập nước thế giới - 02/02)

                    Tài liệu phổ biến Công ước Ramsar.docx 

TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VÀ

 PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÁC VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC

(Hưởng ứng Ngày đất ngập nước thế giới - 02/02)

 

I. GIỚI THIỆU NỘI DUNG CÔNG ƯỚC VỀ CÁC VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC CÓ TẦM QUAN TRỌNG QUỐC TẾ, ĐẶC BIỆT NHƯ LÀ NƠI CƯ TRÚ CỦA CÁC LOÀI CHIM NƯỚC (CÔNG ƯỚC RAMSAR 1971); NGHỊ ĐỊNH THƯ BỔ SUNG CÔNG ƯỚC VỀ CÁC VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC CÓ TẦM QUAN TRỌNG, ĐẶC BIỆT NHƯ LÀ NƠI CƯ TRÚ CỦA LOÀI CHIM NƯỚC (PARI, 1982)

Công ước bảo tồn những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước (Convention on Wetlands of International Importance, especially as Waterfowl Habita), được ký tại thành phố Ramsar, Iran ngày 02/02/1971 (do vậy Công ước này còn được gọi là Công ước Ramsar). Đây là một công ước khung, là cơ sở để các quốc gia thành viên thực hiện các hoạt động và hợp tác quốc tế trong việc bảo tồn và mức độ sử dụng các vùng đất ngập nước và tài nguyên trong vùng đất ngập nước này. Công ước này còn nhằm cung cấp khung hoạt động cho các Kế hoạch hành động quốc gia, hợp tác quốc tế về bảo tồn, sử dụng khôn khéo đất ngập nước và các nguồn tài nguyên từ đất ngập nước.

Công ước Ramsarsứ mệnh “bảo tồn và sử dụng khôn khéo các vùng đất ngậpnước thông qua các hành động của địa phương, khu vực, quốc gia và hợp tác quốc tế nhằm góp phần đạt được mục tiêu phát triển bền vững trên toàn thế giới” với sự tham gia của 172 quốc gia thành viên. Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên trở thành thành viên của Công ước Ramsar từ năm 1989.

Các vùng đất ngập nước có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp các
dịch vụ thiết yếu cho con người, từ lọc nguồn nước và cung cấp nước, đến bảo
vệ chúng ta khỏi bão và lũ lụt, duy trì đa dạng sinh học và lưu trữ carbon. Ngày
Đất ngập nước Thế giới nhằm mục đích nâng cao nhận thức của cộng đồng về
tác động của các vùng đất ngập nước đối với nhân loại và hành tinh, để thúc đẩy
các hành động dẫn đến việc bảo tồn, sử dụng hợp lý và phục hồi chúng.

Hiện nay, xu hướng biến mất và suy thoái của đất ngập nước đang ngày càng nghiêm trọng. Các vùng đất ngập nước đang biến mất nhanh gấp ba lần so với rừng và hơn 35% diện tích đất ngập nước đã bị suy thoái hoặc biến mất tính từnăm 1970. Trước thực trạng trên, Ban Thư ký Công ước Ramsar đã đề nghị cácquốc gia hưởng ứng, tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Đất ngập nước Thếgiới vào ngày 02 tháng 02 năm 2023 với chủ đề “Hãy phục hồi đất ngập nướcngay từ hôm nay - Hơn 35% diện tích đất ngập nước tự nhiên đã bị mất trong 50năm qua. Lựa chọn, tiếng nói và hành động của bạn thúc đẩy xu hướng phục hồiđất ngập nước” (It’s time for wetland restoration - More than 35% of naturalwetlands have been lost in the last 50 years. Your choices, your voice and youractions can trigger a restoration trend) nhằm nêu bật nhu cầu cấp thiết phải ưutiên phục hồi các vùng đất ngập nước và kêu gọi tất cả mọi người thực hiện các hành động để phục hồi đất ngập nước bị suy thoái.

1.Tên của Công ước

Tên chính thức của Công ước là Công ước về các vùng Đất ngập nước có tầm quan trọng Quốc tế, đặc biệt là những nơi cư trú của các loài chim nước thể hiện sự quan tâm đầu tiên của Công ước là đối với việc bảo tồn và sử dụng một các khôn khéo các vùng Đất ngập nước là nơi sinh sống chính của các loài chim nước.

Tuy nhiên, sau nhiều năm, phạm vi tác động của Công ước đã được mở rộng ra tất cả các lĩnh vực của bảo tồn và sử dụng các hệ sinh thái là cực kỳ quan trọng giúp bảo tồn đa dạng sinh học và phục vụ cho các cộng đồng người, và do đó thể hiện đầy đủ phạm vi được nêu trong văn kiện Công ước. Vì vậy, tên của Công ước này đến nay được gọi một cách phổ biến dưới dạng ngắn gọn là “Công ước về các vùng Đất ngập nước” là hoàn toàn phù hợp[1].

2. Mục đích của Công ước Ramsar

Mục đích của Công ước Ramsar được các Bên tham gia thông qua năm 1999 và được điều chỉnh năm 2002 là “Bảo tồn và sử dụng một cách khôn khéo các vùng đất ngập nước thông qua hành động của địa phương, của khu vực, của quốc gia và hợp tác quốc tế nhằm góp phần đạt được mục tiêu phát triển bền vững trên toàn thế giới”. Thành viên tham gia Công ước RAMSAR có nghĩa vụ chính như sau:

- Chỉ định ít nhất một vùng đất ngập nước để đưa vào Danh sách các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế và duy trì đặc tính sinh thái của vùng đất ngập nước này.

- Sử dụng khôn khéo đất ngập nước: lồng ghép các cân nhắc bảo tồn đất ngập nước vào quá trình quy hoạch sử dụng đất quốc gia và khuyến khích sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước.

- Khuyến khích và tăng cường công tác bảo tồn các vùng đất ngập nước thông qua việc thành lập các khu dự trữ thiên nhiên trên các vùng đất ngập nước và xây dựng các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt đối với khu Ramsar và các khu dự trữ đất ngập nước có quy mô nhỏ và đặc biệt nhạy cảm.

- Thúc đẩy hợp tác quốc tế về bảo tồn các vùng đất ngập nước, đặc biệt là các vùng đất ngập nước xuyên biên giới, các hệ thống nước cùng chia sẻ, các loài chung và viện trợ phát triển cho dự án đất ngập nước.

- Bồi dưỡng truyền thông về đất ngập nước và ủng hộ các hoạt động của Công ước.

3. Thế nào là đất ngập nước?

Đất ngập nước là những nơi mà nước là nhân tố chính kiểm soát môi trường và hệ động thực vật sinh sống ở vùng đó. Vùng ngập nước xuất hiện khi mực nước ở hay gần bề mặt của đất bị ngập bởi nước.

Theo Công ước Ramsar, vùng đất ngập nước được bảo vệ bởi Công ước này được hiểu một cách rất rộng. Điều 1.1, đất ngập nước được xác định là: “Những vùng đầm lầy, miền đầm lầy, vùng đất than bùn, vùng đất tự nhiên hoặc nhân tạo, có thể tồn tại lâu dài hay tạm thời, có nước tĩnh hoặc nước chảy, là nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, bao gồm cả những vùng nước biển có độ sâu không quá 6 mét khi thủy triều thấp nhất”.

Với mục đích bảo vệ chặt chẽ có hệ thống những nơi này, Điều 2.1 của Công ước Ramsar quy định rằng những vùng đất ngập nước phải được ghi vào Danh sách những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế và mỗi vùng đất ngập nước có thể sát nhập cả các vùng ven sông, ven biển kề cận với vùng đất ngập nước và các đảo hoặc các phần thuộc vùng nước biển có độ sâu hơn 6 mét khi thuỷ triều xuống thấp nằm trong ranh giới đất ngập nước, đặc biệt quan trọng như là nơi cư trú của loài chim nước: “Có thể gồm những vùng đất ven sông hoặc ven biển liền kề với vùng đất ngập nước, các hòn đảo hoặc vùng nước biển có độ sâu hơn 6 mét khi thủy triều thấp trong vùng đất ngập nước”.

Nhìn chung, có 05 loại đất ngập nước chính:

(i) Vùng ven biển (đất ngập nước dọc bờ biển, gồm: đầm phá ven biển, mỏm đá dọc bờ biển và rạn san hô);

 (ii) Vùng cửa sông (gồm các vùng châu thổ, vùng đầm lầy chịu ảnh hưởng của thủy triều và vùng rừng đước ngập nước);

(iii) Vùng hồ (hệ thống các ao, hồ);

(iv) Vùng ven sông (đất ngập nước dọc theo các con sông, con suối);

 (v) Vùng đầm lầy (những vùng đất thấp bị ngập nước, vũng lầy, bãi sa lầy).

Bên cạnh đó, có những vùng đất ngập nước do con người tạo nên như ao nuôi cá và tôm, ao chăn nuôi, đất nông nghiệp được tưới tiêu, hồ muối, hồ chứa nước, hố đào cát sỏi, nơi xử lý nước thải và kênh mương. Công ước Ramsar đã thông qua cách phân loại đất ngập nước bao gồm 42 loại được chia thành 03 nhóm: đất ngập nước ở biển và vùng ven biển, đất ngập nước nội địa, và đất ngập nước nhân tạo.

Theo Công ước, đất ngập nước ở biển được coi là đất ngập nước khi có độ sâu không quá 6 mét khi thủy triều thấp nhất (con số này được cho rằng xuất phát từ độ sâu tối đa mà vịt biển có thể lặn được trong khi kiếm ăn). Tuy nhiên, Công ước này cũng áp dụng với cả những vùng nước sâu hơn 6 mét cũng như với các đảo nằm trong phạm vi vùng đất ngập nước được bảo vệ. Cũng cần chú ý là hồ và sông - bất kể có độ sâu là bao nhiêu – đều được xác định là vùng đất ngập nước theo Công ước Ramsar.

Đất ngập nước xuất hiện ở mọi nơi từ địa cực tới xích đạo. Hiện nay, người ta vẫn chưa biết chính xác diện tích đất ngập nước chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích bề mặt trái đất. UNEP (Chương trình môi trường Liên hiệp quốc) cho rằng diện tích này vào khoảng 570 triệu hecsta (5,7 triệu km²), tức là khoảng 6% diện tích bề mặt của trái đất, trong đó có 2% của diện tích này là hồ, 30% là bãi lầy, 20% là đầm lầy và 15% là đồng bằng cửa sông.

4. Tại sao phải bảo vệ đất ngập nước?

Đất ngập nước là một môi trường sản xuất lớn nhất thế giới, là nguồn gốc của sự đa dạng sinh học, cung cấp nước và chứa đựng khả năng tạo ra rất nhiều loài động vật, thực vật cho sự sống. Chúng nuôi dưỡng và là nơi tập trung lớn của các loài chim, bò sát, động vật lưỡng cư, động vật không xương sống. Chúng có vai trò quan trọng và thiết yếu về sức khoẻ, sự thịnh vượng và sự an toàn đối với con người sống trong khu vực và gần khu vực đất ngập nước. Đất ngập nước còn là một “nhà kho” quan trọng của nguồn gen các loài cây họ gạo, các loài cây trồng trên đất ngập nước nói chung, phần lớn là nguồn thức ăn chính của con người.

Đất ngập nước cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng cho sự phát triển thịnh vượng của mỗi quốc gia, bao gồm cung cấp nguồn lợi phục vụ cho phát triển nhiều ngành kinh tế, đặc biệt là thủy sản, nông nghiệp, du lịch… Các vùng đất ngập nước còn là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng; là nơi nghỉ dưỡng, giải trí và đóng góp đáng kể trong sự phát triển của ngành du lịch. Đến nay, các vùng đất ngập nước cung cấp sinh kế cho hơn 1 tỷ người trên thế giới.

Đặc biệt, đất ngập nước có khả năng dự trữ các bon (các vùng đất than bùn chứa đựng 30% lượng các bon ở mặt đất), điều tiết nguồn nước, điều hòa khí hậu, hạn chế lũ lụt, là nơi lắng đọng phù sa, hình thành đất và tham gia tích cực trong vòng tuần hoàn các chất dinh dưỡng của hệ sinh thái toàn cầu. Đất ngập nước cũng là “cái nôi” quan trọng của đa dạng sinh học; 40% các loài sinh vật trên Trái đất sinh sống và sinh sản ở các vùng đất ngập nước. Đa dạng sinh học vùng đất ngập nước góp phần làm sạch nguồn nước, chất ô nhiễm; bảo vệ, giảm thiểu tác động của bão, nhất là các hệ sinh thái rừng ngập mặn, rạn san hô là tấm chắn bảo vệ vùng ven biển.

Các vùng đất ngập nước có vai trò rất quan trọng đối với đa dạng sinh học, phát triển kinh tế và sự thịnh vượng của cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, hiện nay đất ngập nước trên Trái đất đang bị suy giảm nghiêm trọng. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, đến nay, đất ngập nước của thế giới đã biến mất đi 64% kể từ năm 1900. Nếu tính từ năm 1700, nhân loại đã bị mất xấp xỉ 87%. Cùng với sự suy giảm đất ngập nước, theo Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF), các quần thể thủy sinh vật đã giảm đi 76% trong giai đoạn từ năm 1970 đến năm 2010. Tình trạng này vẫn có chiều hướng gia tăng nếu thiếu các hành động mạnh mẽ để bảo tồn đất ngập nước ở các quốc gia. Suy thoái quá mức của đất ngập nước sẽ dẫn tới sự mất cân bằng sinh thái, đe doạ đến an ninh lương thực và sự phát triển của xã hội loài người[2]. Sự tiêu dùng nước sạch trên toàn cầu đã lên đến hơn sáu lần từ giữa năm 1990 và 1995 - lớn hơn gấp đôi so với sự gia tăng dân số. Một phần ba dân số thế giới ngày nay phải trải qua tình trạng sống căng thẳng về nguồn nước, dự báo đến năm 2025 trên hai phần ba con người trên trái đất sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu nước.

Các vùng đất ngập nước đang ngày càng bị tác động mạnh mẽ bởi các hoạt động phát triển kinh tế của con người và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Như hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đất ngập nước, cải tạo thành các khu nuôi trồng thuỷ hải sản, đánh bắt thuỷ sản bằng các phương pháp có tính huỷ diệt, chặt phá rừng ngập mặn, rừng đước, rừng sú vẹt, phá huỷ các rạn san hô, xả thải vào nguồn nước hoặc sử dụng không hợp lý hoá chất bảo vệ thực vật và phân bón hoá học trong sản xuất nông nghiệp đã làm ô nhiễm nguồn nước và suy thoái nghiêm trọng đất ngập nước. Do đó, nhiều vùng đất ngập nước đã bị biến mất, diện tích các vùng đất ngập nước bị thu hẹp, điều này đe doạ nghiêm trọng đến sức khoẻ và sự tồn tại của con người. Vì vậy, việc bảo vệ các vùng đất ngập nước là vấn đề cấp bách phải thực hiện.

5.Nghĩa vụ của thành viên Công ước Ramsar

Để bảo vệ nguồn đất ngập nước, Công ước quy định mỗi thành viên phải thực hiện những nghĩa vụ sau:

- Chỉ định những vùng đất ngập nước thích hợp trong phạm vi lãnh thổ của mình để đưa vào Danh sách các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế. Ranh giới mỗi vùng đất ngập nước phải được mô tả chính xác và đồng thời được phân định trên bản đồ và ranh giới đó có thể sát nhập cả các vùng ven sông và ven biển kề cận với vùng đất ngập nước, các đảo hoặc các phần thuộc vùng nước biển có độ sâu hơn 6 mét khi thuỷ triều xuống thấp nằm trong ranh giới đất ngập nước, đặc biệt quan trọng như là nơi cư trú của loài chim nước.

- Đất ngập nước chỉ được lựa chọn đưa vào Danh sách các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế khi chúng có ý nghĩa quan trọng quốc tế, đáp ứng các điều kiện về sinh thái học, thực vật học, động vật học, khoa học nghiên cứu về hồ hoặc thuỷ học.

- Nghiêm cấm việc gây tổn hại, không thừa nhận vùng đất ngập nước đã được ghi trong Danh sách các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế trên lãnh thổ quốc gia.

- Chỉ định ít nhất một vùng đất ngập nước để đưa vào Danh sách các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế khi ký Công ước hoặc khi nộp lưu chiểu văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước Ramsar.

- Có quyền bổ sung vào Danh sách các vùng đất ngập nước thuộc phạm vi lãnh thổ của mình để mở rộng ranh giới các vùng đất ngập nước hoặc vì lợi ích quốc gia cấp thiết của mình mà xoá bỏ hay hạn chế bớt ranh giới vùng đất ngập nước đã đưa vào Danh sách thì trong thời gian sớm nhất phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức hoặc cơ quan có thẩm quyền về bất kỳ sự thay đổi nào.

- Xem xét trách nhiệm quốc tế trong việc thực hiện Công ước, quản lý và tăng cường mở rộng nơi cư trú của loài chim nước, cả nơi được chỉ định vào Danh sách và nơi mà quốc gia sử dụng quyền thay đổi vùng đất ngập nước thuộc thẩm quyền quốc gia đã được ghi trong Danh sách.

- Phải lập và thực thi kế hoạch nhằm xúc tiến việc bảo tồn các vùng đất ngập nước bao gồm cả các vùng được ghi trong Danh sách và mức độ hợp lý về sử dụng những vùng đất ngập nước này trong phạm vi lãnh thổ của họ.

- Phải trang bị một cách nhanh nhất những kiến thức về đặc điểm sinh thái học của bất kỳ vùng đất ngập nước nào thuộc thẩm quyền quản lý, bao gồm cả những vùng đã thay đổi trong Danh sách, vùng đang thay đổi hoặc vùng chờ thay đổi dựa vào kết quả phát triển kỹ thuật, ô nhiễm hoặc can thiệp khác của con người.

- Phải đẩy mạnh việc bảo tồn các vùng đất ngập nước và loài chim nước bằng cách thiết lập những khu dự trữ tự nhiên trên vùng đất ngập nước, dù vùng đó có trong Danh sách các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế hay không.

- Ở nơi nào mà một bên tham gia vì lợi ích quốc gia cấp thiết mà xoá bỏ hoặc hạn chế bớt ranh giới vùng đất ngập nước đã đưa vào Danh sách thì Bên đó phải đền bù tối đa mọi tổn thất về tài nguyên đất ngập nước và nhất là phải tạo thêm các khu dự trữ thiên nhiên bảo vệ cho loài chim nước ở tại vùng đó nay ở nơi khác, một tỷ lệ thoả đáng với nơi cư trú ban đầu.

- Cố gắng làm tăng trưởng số lượng chim nước ở các vùng đất ngập nước thích hợp.

- Khuyến khích việc nghiên cứu và trao đổi số liệu, ấn phẩm về các vùng đất ngập nước và hệ động vật, hệ thực vật của chúng.

- Đẩy mạnh việc đào tạo đội ngũ cán bộ có thẩm quyền trong các lĩnh vực nghiên cứu, quản lý và bảo vệ đất ngập nước.

II. QUÁ TRÌNH THAM GIA VÀ THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC RAMSAR TẠI VIỆT NAM; 09 KHU RAMSAR Ở VIỆT NAM ĐƯỢC THẾ GIỚI CÔNG NHẬN

Hiện nay, Việt Nam có khoảng hơn 12 triệu ha Đất ngập nước phân bố rộng khắp các vùng sinh thái, trong đó nhiều vùng đất ngập nước được xác định có giá trị bảo tồn cao (nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên và nhiều khu đã công nhận là khu Ramsar), cung cấp các dịch vụ sinh thái thiết yếu cho phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Theo số liệu thống kê, các vùng đất ngập nước đã cung cấp lương thực, thủy sản cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu đạt trên 10 tỷ USD chỉ riêng trong năm 2017. Khoảng 20 triệu người dân Việt Nam có thu nhập chính hoặc thu nhập một phần từ tài nguyên thủy sản và đang khai thác, sử dụng trên 300 loài hải sản và trên 50 loài thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế[3]. Những năm gần đây, giá trị của đất ngập nước được khai thác mạnh cho phát triển ngành du lịch như đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phong Nha - Kẻ Bàng, Cần Giờ, Ba Bể, Tràm Chim,... là những điểm thu hút rất nhiều khách trong và ngoài nước. Ở nước ta, đất ngập nước còn có giá trị về văn hóa, xã hội, lịch sử. Chính đất ngập nước là cội nguồn của nền văn minh lúa nước gắn với đời sống văn hóa, tinh thần và nhiều phong tục của người dân Việt Nam.

1.Quá trình gia nhập Công ước Ramsar của Việt Nam

Nhận thức được tầm quan trọng của đất ngập nước, Việt Nam đã ký gia nhập Công ước Ramsar vào năm 1989, là thành viên thứ 50 và là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á tham gia Công ước này. Thông qua việc phê chuẩn Công ước Ramsar, Chính phủ đã cam kết thiết lập một hệ thống các khu bảo tồn đất ngập nước tiêu biểu. Ngày 23 tháng 9 năm 2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2003/NĐ-CP về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước. Vườn quốc gia Xuân Thuỷ (thuộc tỉnh Nam Định) được công nhận là khu đất ngập nước đầu tiên của Việt Nam khi chính thức gia nhập Công ước Ramsar và là khu Ramsar thứ 50 của thế giới. Diện tích toàn bộ vườn khoảng 7.100 ha, gồm: 3.100 ha diện tích đất nổi có rừng và 4.000 ha đất rừng ngập mặn, đây là một khu dự trữ thiên nhiên với nhiều sinh cảnh độc đáo của hệ sinh thái đất ngập nước với nhiều động thực vật hoang dã và các loài chim di cư quý hiếm. Đến năm 2005 khu đất ngập nước Bàu Sấu ở Vườn Quốc gia Cát Tiên (tỉnh Đồng Nai) đã chính thức được công nhận là khu đất ngập nước có tầm quan trọng thứ 1.499 của thế giới theo Danh sách Ramsar, đồng thời là khu Ramsar thứ 2 của Việt Nam. Diện tích đất ngập nước được công nhận trong khu Bàu Sấu là 13.759 ha, trong đó 151 ha đất ngập nước quanh năm và 5.360 ha đất ngập nước theo mùa, còn lại là các diện tích nằm dưới mực nước biển 115m.

2. Một số kết quả nổi bật trong công tác quản lý các vùng đất ngập nước

a)Nội luật hóa Công ước Ramsar và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý đất ngập nước

Việt Nam đã và đang xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với các nguyên tắc, quy định của Công ước Ramsar, trong đó phải kể đến Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước. Có thể nói đây là văn bản pháp lý đầu tiên quy định trực tiếp về quản lý đất ngập nước để thực thi Công ước Ramsar. Các điều của Nghị định đã được cụ thể hóa thành các chiến lược, chính sách và kế hoạch hành động của ngành Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành, địa phương liên quan trên phạm vi cả nước.

Đến nay, Việt Nam có 04 Luật đề cập đến việc quản lý đất ngập nước như: Luật Thủy sản (năm 2003, năm 2017); Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (năm 2004) nay là Luật Lâm nghiệp (năm 2017); Luật Bảo vệ môi trường  (năm 2005, năm 2014, năm 2020), Luật Đa dạng sinh học (năm 2008) và nhiều văn bản hướng dẫn các Luật trên. Trong đó, Luật Đa dạng sinh học năm 2008 là văn bản đầu tiên nội luật hóa khái niệm đất ngập nước trong hệ thống văn bản pháp lý của Việt Nam. Điều 35 về Phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên trên vùng đất ngập nước tự nhiên của Luật Đa dạng sinh học đã quy định trực tiếp đến vùng đất ngập nước và các hoạt động kiểm kê, xác lập chế độ phát triển bền vững các vùng đất ngập nước tự nhiên ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, hệ thống phân loại đất ngập nước đã được ban hành với 26 kiểu đất ngập nước thuộc ba nhóm đất ngập nước biển và ven biển, đất ngập nước nội địa và đất ngập nước nhân tạo.

Theo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi năm 2020), nội dung về vùng đất ngập nước quan trọng và dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước phục vụ mục đích kinh doanh du lịch, giải trí, nuôi trồng thủy sản cũng đã được đưa vào Luật. Trong các yếu tố nhạy cảm về môi trường để phân loại dự án đầu tư có bao gồm các vùng đất ngập nước quan trọng và trong thông tin về môi trường có bao gồm thông tin về vùng đất ngập nước quan trọng. Ngoài ra, dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước phục vụ mục đích kinh doanh du lịch, giải trí, nuôi trồng thủy sản là một trong các dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên được chi trả.

Nhằm đáp ứng với yêu cầu về quản lý đất ngập nước của Việt Nam trước các áp lực phát triển và xu thế biến đổi khí hậu toàn cầu cũng như bối cảnh Luật Đa dạng sinh học được thông qua, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019 về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước thay thế Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước, trong đó đã nội luật hóa các yêu cầu của Công ước Ramsar và quy định một cách toàn diện các chính sách cụ thể về quản lý đất ngập nước, khu bảo tồn đất ngập nước, khu Ramsar, vùng đất ngập nước quan trọng, các hoạt động khuyến khích, đầu tư nguồn lực… trong bảo tồn, sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước ở Việt Nam.

Ngoài ra, đất ngập nước được quy định trong nhiều văn bản như: Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận số 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị;Thông tư số 07/2020/TT-BTNMT ngày 31/8/2020 quy định chi tiết các nội dung tại điểm c khoản 1 Điều 31 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019 của Chính phủ về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước; Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập hiện trạng bản đồ sử dụng đất, trong đó có biểu mẫu về kiểm kê tháng; Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2019, bao gồm nội dung kiểm kê đất ngập nước; Quyết định số 1932/QĐ-TTg ngày 30/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019”, bao gồm kiểm kê đất ngập nước; Thông tư số 07/2020/TT-BTNMT ngày 31/8/2020 quy định chi tiết các nội dung tại điểm c khoản 1 Điều 31 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019 của Chính phủ về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước.

Mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1975/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2021 ban hành “Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước giai đoạn 2021 - 2030”. Theo đó,

Mục tiêu đến năm 2025:

- Có 13 khu đất ngập nước được công nhận là khu Ramsar;

- Hoàn thành việc điều tra, thống kê, kiểm kê diện tích các vùng đất ngập nước trên phạm vi toàn quốc;

- Xác lập được các vùng đất ngập nước quan trọng, các vùng đất ngập nước quan trọng có dấu hiệu bị suy thoái và xây dựng được cơ sở dữ liệu về các vùng đất ngập nước quan trọng.

Mục tiêu đến năm 2030:

- Có 15 khu đất ngập nước được công nhận là khu Ramsar;

- Phục hồi được ít nhất 25% vùng đất ngập nước quan trọng bị suy thoái;

- Các vùng đất ngập nước quan trọng trên toàn quốc được kiểm soát có hiệu quả việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất và phát triển các hoạt động, chương trình du lịch sinh thái, du lịch thân thiện với môi trường;

- Chi trả dịch vụ hệ sinh thái đối với vùng đất ngập nước quan trọng được áp dụng tại khu bảo tồn đất ngập nước, khu Ramsar;

- Năng lực và trang thiết bị cho các tổ chức, cá nhân làm công tác bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng được tăng cường.

Năm 2023, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ thành lập và tổ chức hoạt động Mạng lưới các khu Ramsar và Quyết định về Danh mục vùng đất ngập nước quan trọng. Cùng với Kế hoạch hành động quốc gia, các văn bản trên sẽ góp phần trong việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2019 về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước, từng bước thể hiện trách nhiệm của Việt Nam là thành viên Công ước Ramsar.

b) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ các vùng đất ngập nước

Tuyên truyền, phổ biến về đất ngập nước được tăng cường trên các phương tiện thông tin đại chúng, từ khái niệm đất ngập nước đến những vấn đề liên quan tới quản lý đất ngập nước, chính sách và thể chế ở cấp trung uơng và cấp địa phương về đất ngập nước và trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội đối với việc bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên đất ngập nước. Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức được tiến hành thường xuyên, đặc biệt là vào khoảng thời gian kỷ niệm Ngày Đất ngập nước thế giới (02/02).

Chủ đề Ngày đất ngập nước thế giới, Ngày Đa dạng sinh học thế giới, Ngày Môi trường thế giới hàng năm được Bộ Tài nguyên và Môi trường tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trên toàn quốc. Đặc biệt năm 2019, Việt Nam đã tổ chức thành công các sự kiện môi trường lớn như các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế về Đa dạng sinh học năm 2019 và lễ trao bằng công nhận Khu Ramsar thứ 9 của Việt Nam cho Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long. Năm 2020, sự kiện công bố thành lập Khu bảo tồn đất ngập nước Thái Thụy, tỉnh Thái Bình và Khu bảo tồn đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế đã được tuyên truyền rộng rãi qua các kênh thông tin đại chúng và được bình chọn là 1 trong 10 sự kiện của ngành tài nguyên và môi trường năm 2020.

Ngày Đất ngập nước Thế giới năm 2022 với chủ đề “Vì Con người và Thiên nhiên: Hãy Yêu quý, Bảo vệ và Phục hồi Đất ngập nước" nhằm kêu gọi sự tăng cường nỗ lực và đầu tư vào bảo tồn, quản lý và phục hồi các vùng đất ngập nước và đây là giải pháp hiệu quả để ngăn chặn các cuộc khủng hoảng khí hậu và đa dạng sinh học. Theo đó, các Bộ, ban, ngành, địa phương trên toàn quốc đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến về giá trị và tầm quan trọng của các vùng đất ngập nước đối với sự sống của con người và thiên nhiên, đồng thời kêu gọi mọi người dân cùng cam kết bảo vệ, sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước, tăng cường quản lý, phục hồi đất ngập nước và các hoạt động thể hiện tình yêu đối với các vùng đất ngập nước. Trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19, các hoạt động truyền thông được tiến hành phù hợp như: tổ chức lễ kỷ niệm, các cuộc thi, triển lãm hoặc phát động các phong trào gắn với chủ đề Ngày Đất ngập nước thế giới năm 2022; đẩy mạnh các giải pháp đầu tư vào bảo tồn, quản lý, phục hồi các vùng đất ngập nước; tích hợp nội dung về bảo vệ giá trị đất ngập nước, quản lý, phục hồi và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước vào các chương trình, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển của bộ, ngành, địa phương. Các hoạt động này đã thu hút sự tham gia rộng rãi của cộng đồng địa phương và các Bộ, ban, ngành trên toàn quốc.

Chủ đề Ngày Đất ngập nước Thế giới năm 2023 là “Hãy phục hồi đất ngập nước ngay từ hôm nay - Hơn 35% diện tích đất ngập nước tự nhiên đã bị mất trong 50 năm qua. Lựa chọn, tiếng nói và hành động của bạn thúc đẩy xu hướng phục hồi đất ngập nước” nhằm nêu bật nhu cầu cấp thiết phải ưu tiên phục hồi các vùng đất ngập nước và kêu gọi tất cả mọi người thực hiện các hành động để phục hồi đất ngập nước bị suy thoái. Cùng với tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày đất ngập nước năm 2023, các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền tầm quan trọng của vùng đất ngập nước, bảo vệ các vùng đất ngập nướcđối với sự sống của con người và thiên nhiên, tăng cường nhận thức về các mối đe dọa chính đối với hệ sinh thái đất ngập nước, đồng thời kêu gọi mọi người dân cùng cam kết bảo vệ, sử dụng bền vững các vùng ĐNN, tăng cường quản lý, phục hồi đất ngập nước.

Bên cạnh đó, hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản lý đất ngập nước và phổ biến các văn bản mới trong quản lý đất ngập nước ở Trung ương và địa phương.

c) Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo tồn và sử dụng khôn khéo đất ngập nước

Hiện nay, ở Việt Nam đã quy hoạch và khoanh vi để thành lập 47 khu bảo tồn đất ngập nước, nhiều mô hình sử dụng khôn khéo đất ngập nước với sự tham gia của cộng đồng được triển khai nhiều nơi trên cả nước. Năm 2019-2020, Việt Nam đã thành lập 2 Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước theo quy định của Luật Đa dạng sinh học (Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thái Thụy, Thái Bình (ngày 06/9/2019); Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai, Thừa Thiên - Huế (ngày 20/02/2020)).

Để thực thi những chính sách pháp luật hiệu quả trong việc bảo vệ và phát triển bền vững vùng đất ngập nước, Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đã thực hiện đúng theo 03 nguyên tắc cơ bản. Đó là, (1) nguyên tắc tiếp cận hệ sinh thái, bảo đảm duy trì toàn vẹn cấu trúc, chức năng, đặc tính sinh thái và đa dạng sinh học của vùng đất ngập nước; (2) Tăng cường vai trò, sự tham gia của cộng đồng dân cư sinh sống trên, xung quanh vùng đất ngập nước và các bên liên quan trong bảo tồn, sử dụng bền vững vùng đất ngập nước; (3) Đảm bảo cơ chế chia sẻ lợi ích công bằng, hợp lý về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên liên quan trong việc sử dụng dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước.

Triển khai những nguyên tắc này, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sinh kế mới, sinh kế thay thế cho người dân địa phương; có chính sách di dân ra khỏi vùng lõi khu bảo tồn, định hướng phát triển du lịch sinh thái và chăn nuôi vùng đệm để xóa đói nghèo…từ đó hình thành một số mô hình bảo tồn và quản lý đất ngập nước dựa vào cộng đồng như: Mô hình nuôi trồng thủy sản thân thiện môi trường, ao tôm sinh thái ở vùng ven biển miền Bắc; Mô hình quản lý rừng ngập mặn ở xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh); Bảo vệ rừng dừa nước tại Cẩm Thanh (Quảng Nam); Đồng quản lý và chia sẻ nguồn gen ở các Vườn Quốc gia và Khu Ramsar Xuân Thủy (Nam Định), Tràm Chim (Đồng Tháp). Đồng quản lý Vườn Quốc gia U Minh Hạ thông qua việc cho phép cộng đồng vào trồng cây ăn quả xung quanh Vườn, đồng thời gắn với trách nhiệm bảo vệ các hệ sinh thái trong Vườn, góp phần giữ gìn các giá trị đa dạng sinh học tại đây.

d) Mở rộng diện tích và thiết lập mạng lưới các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế

Việt Nam đã đề cử thành công 9 khu Ramsar với tổng diện tích 120.549 ha, gồm:

- Vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định (1989);

- Khu đất ngập nước Bàu Sấu thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên - Đồng Nai (2005);

- Hồ Ba Bể - Bắc Kạn (2011);

- Vườn quốc gia Tràm Chim - Đồng Tháp (2012);

- Vườn quốc gia Mũi Cà Mau (2013);

- Vườn quốc gia Côn Đảo (2014);

- Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen - Long An (2015);

- Vườn quốc gia U Minh Thượng - Kiên Giang (2016);

- Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long - Ninh Bình (2017).

Việc công nhận các khu Ramsar góp phần thu hút sự chú ý của quốc tế và quốc gia trong công tác bảo tồn đất ngập nước, đồng thời tăng cường công tác nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn vô giá của đất nước nói chung và các khu Ramsar nói riêng, tạo sức hút không nhỏ đối với du khách trong và ngoài nước, góp phần phát triển kinh tế xã hội.

Hiện nay, nhiều địa phương đã chủ động xúc tiến triển khai các dự án xây dựng hồ sơ thành lập khu bảo tồn, trong đó xác định các tiêu chí và khả năng đáp ứng khu Ramsar để đề cử trong tương lai như: Đồng Rui, Tiên Yên (Quảng Ninh), Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh), Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai (Đồng Nai)... Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng website Mạng lưới các khu Ramsar Việt Nam tại Trang thông tin điện tử https://vran.vn.

đ) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong bảo tồn và sử dụng khôn khéo đất ngập nước

Trong những năm qua, Việt Nam đã huy động sự hỗ trợ tích cực của nhiều tổ chức quốc tế, đối tác quốc tế song phương và đa phương trong bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước.

Tại Hội nghị các bên tham gia lần thứ 14 Công ước Ramsar diễn ra vào cuối năm 2022, các quốc gia thành viên đã thống nhất thông qua các Nghị quyết và cam kết bảo tồn, sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước trước các áp lực phát triển và biến đổi khí hậu toàn cầu. Đây chính là căn cứ để thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị quan trọng của các vùng đất ngập nước vào nỗ lực chung ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu, chuyển đổi xanh và phát triển bền vững, hưởng ứng lời kêu gọi của Đại Hội đồng Liên hợp quốc về Thập kỷ “Phục hồi hệ sinh thái” (giai đoạn 2021 – 2030). Trong khuôn khổ Hội nghị này, Đoàn Việt Nam đã tham dự nhiều sự kiện chính thức và bên lề Hội nghị nhằm học hỏi, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm về quản lý và bảo tồn đất ngập nước và huy động các nguồn lực quốc tế hỗ trợ về bảo tồn và sử dụng khôn khéo đất ngập nước ở Việt Nam.

3. Một số khó khăn trong thực hiện Công ước Ramsar

Bên cạnh các thành công đã đạt được, Việt Nam cũng đối mặt với nhiều khó khăn trong việc thực hiện Công ước Ramsar, như:

 - Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dẫn đến xâm ngập mặn, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và sinh kế của người dân.

- Giải quyết hài hòa (cân bằng) mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển kinh tế tại các vùng đất ngập nước trước các áp lực của phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt ở các khu vực đất ngập nước ở vùng ven biển và trên đất liền.

- Hạn chế về tiềm lực tài chính đầu tư cho bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững ở các khu Ramsar.

- Hạn chế về nhân lực (số lượng, chất lượng) để thực hiện công tác quản lý, bảo tồn thiên nhiên ở các khu Ramsar.

- Ô nhiễm môi trường (nguồn nước, rác thải nhựa) đến các khu Ramsar.

4. 09 khu Ramsar ở Việt Nam được thế giới công nhận

Việc bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước là một trong những mục tiêu ưu tiên trong các chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Việt Nam đã thiết lập một hệ thống các khu bảo tồn đất ngập nước tiêu biểu. Việc công nhận 09 khu Ramsar góp phần thu hút sự chú ý của quốc tế và các quốc gia trong công tác bảo tồn đất ngập nước, đồng thời tăng cường công tác nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn vô giá của đất nước nói chung và các khu Ramsar nói riêng, tạo sức hút không nhỏ đối với du khách trong và ngoài nước, góp phần phát triển kinh tế xã hội.

a) Vườn quốc gia Xuân Thủy - Vùng chim quan trọng tại Việt Nam

Từ tháng 01 năm 1989 Xuân Thủy đã là vùng đất ngập nước đầu tiên của Đông Nam Á tham gia Công ước Ramsar. Đến tháng 01 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 01/2003/QĐ-TTg chính thức nâng hạng Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thủy thành Vườn quốc gia Xuân Thủy. Tháng 12 năm 2004, UNESCO tiếp tục công nhận Vườn quốc gia Xuân Thủy trở thành vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới khu vực ven biển liên tỉnh đồng bằng châu thổ Sông Hồng.

Vườn quốc gia Xuân Thủy là một vùng bãi bồi rộng lớn nằm ở phía Nam cửa sông Hồng thuộc huyện Giao Thủy (Nam Định). Vườn quốc gia Xuân Thủy được biết đến là khu bảo tồn ĐNN ven biển nơi sông Hồng đổ ra biển gọi là cửa Ba Lạt và có ranh giới phía Nam là sông Vọp. Với diện tích 7.100 ha bao gồm những vùng bãi bồi Cồn Ngạn, Cồn Lu, Cồn Xanh và vùng đệm rộng 8.000 ha trong đó có 3.000 ha rừng ngập mặn.

Căn cứ vào Quyết định số 01/2003/QĐ-TTg ngày 02/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu nhiệm vụ chính của Vườn quốc gia Xuân Thủy là:

- Bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước điển hình của vùng cửa sông Hồng, các loài động vật, thực vật đặc trưng của hệ sinh thái đất ngập nước, đặc biệt là các loài thủy sinh và các loài chim nước, chim di trú.

- Phục vụ cho nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và phát triển du lịch sinh thái.

- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và giáo dục môi trường, phát triển du lịch sinh thái, góp phần phát triển kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng dân cư địa phương.

Phù sa màu mỡ của Sông Hồng và biển đã tạo dựng nên khu đất ngập nước với nhiều loài động thực vật hoang dã và các loài chim di cư quý hiếm.

Về hệ thực vật

Thực vật bậc cao có mạch: Tại Vườn quốc gia Xuân Thủy có 192 loài thuộc 145 chi của 60 họ, trong đó có gần 20 loài thích nghi với điều kiện ngập nước để cấu thành lên hệ thống rừng ngập mặn rộng hàng ngàn ha. Rừng ở đây góp phần cố định phù sa để tạo nên các bãi bồi mới, làm vườn ươm và cung cấp thức ăn cho các loài thủy sinh đồng thời đóng vai trò cân bằng sinh thái của khu vực.  

Thực vật nổi có 111 loài thuộc 43 chi, 20 họ của 6 ngành tảo lớn, trong đó tảo Silic là ngành chiếm ưu thế. Các loài rong thuộc hai ngành rong đỏ và rong xanh có giá trị kinh tế cao, đặc biệt loài Rong câu chỉ vàng được dùng làm nguyên liệu để chế biến Aga xuất khẩu hàng năm cho thu nhập hàng tỷ đồng. Các loài rong tảo cũng là nguồn thức ăn quan trọng của tôm cá và các loài động vật thủy sinh khác.

Về hệ động vật

Động vật nổi và động vật đáy có trên 500 loài. Đa số các loài động vật đáy là những loài rộng muối, chịu được sự chênh lệch về nồng độ muối. Mật độ và sinh khối của các loài động vật đáy trong rừng ngập mặn khá đa dạng, phong phú và có giá trị kinh tế cao. Thành phần động vật đáy phong phú nhất với 161 loài, trong đó có nhóm giáp xác là nhóm có số lượng loài nhiều nhất, thân mềm chân bụng và thân mềm hai mảnh vỏ tương đương nhau. Đây chính là nguồn thu lớn nhất và mang lại sinh kế bền vững cho cộng đồng vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thủy. Côn trùng cũng rất phong phú với 113 loài, thuộc 50 họ của 10 bộ.

Lớp thú ở Vườn quốc gia Xuân Thủy có khoảng 17 loài, trong đó có các loài quý hiếm như: rái cácá voicá Heo và cá đầu ông sư. Bò sát, lưỡng cư có khoảng 37 loài, gồm 13 loài lưỡng cư, thuộc 8 giống, 4 họ, 1 bộ và 24 loài bò sát thuộc 17 giống, 8 họ, 2 bộ; trong đó có nhiều loài quý hiếm như: rắn cạp nongrắn cạp nong nhiều sọcrắn sọc dưarắn hổ mang. Khu hệ cá ở Vườn quốc gia Xuân Thủy có 161 loài, 101 giống, 62 họ, 16 bộ cá; trong đó ưu thế là bộ cá Vược và bộ cá Trình. Nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao như: Cá Vượccá Sủ songcá Bớpcá Nhệch...hàng năm cho thu nhập tới hàng trăm tỷ đồng đã tạo nên thu nhập nâng cao đời sống cho người dân nông thôn ở các xã vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Thủy.

Khu hệ chim đã thống kê được 220 loài thuộc 41 họ, 13 bộ. Khu hệ chim ở đây tiêu biểu cho các loài thuộc bộ Hạc, bộ Ngỗng, bộ Rẽ và bộ Sẻ. Hàng năm từ tháng 10, 11 đến tháng 3, 4 năm sau, hàng chục ngàn cá thể chim di cư tránh rét từ phương Bắc đã chọn Vườn quốc gia Xuân Thủy làm nơi dừng chân kiếm ăn, tích lũy năng lượng cho hành trình di trú dài cả ngàn cây số của mình. Nơi đây thường xuyên ghi nhận các loài chim nước quý hiếm nằm trong sách đỏ quốc tế. Điển hình như: rẽ mỏ thìa, choắt lớn mỏ vàng, cò thìa mặt đen, bồ nông chân xám, choắt chân màng lớn, cò lạo Ấn Độ, cò trắng Trung Quốc, choắt mỏ cong lớn...

Vườn quốc gia Xuân Thủy là nơi dừng chân và trú đông quan trọng của các loài chim nước di cư. Qua các đợt khảo sát năm 1988 và 1994 đã quan sát được trên 20.000 cá thể chim nước trong khu vực. Trong mùa xuân năm 1996, có khoảng trên 33.000 con chim biển qua lại khu vực Vườn quốc gia. Nơi đây, thường xuyên ghi nhận 09 loài chim bị đe doạ và sắp bị đe doạ ở mức toàn cầu, đó là: Cò thìaCò trắng Trung QuốcChoắt lớn mỏ vàngMòng bể mỏ ngắnBồ nông chân xámRẽ mỏ thìaGiang senChoắt chân màng lớn. Ghi nhận đáng chú ý nhất ở Xuân Thủy là tồn tại một quần thể loài Cò thìa lớn nhất tại Việt Nam, trong một vài năm gần đây, số lượng lớn nhất được chính thức ghi nhận tại khu vực là 74 cá thể. Ngoài ra, Xuân Thủy là nơi tập hợp, trú chân quan trọng của nhiều loài chim nước phổ biến di cư trong mùa đông như: Choắt mỏ thẳng đuôi đenChoắt chân đỏ và Choắt mỏ cong lớn.

Do có tầm quan trọng quốc tế trong công tác bảo tồn các loài chim, Xuân Thủy đã được Tổ chức bảo tồn chim quốc tế công nhận là một vùng chim quan trọng của Việt Nam.

b) Khu hệ đất ngập nước Bàu Sấu

Năm 2005, Khu Bàu Sấu nằm trong Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) được công nhận là khu Ramsar thứ 1.499 của thế giới, đồng thời là khu Ramsar thứ hai của Việt Nam.

Với diện tích 13,759 hecta bao gồm các khu vực ngập nước quanh năm và khu vực ngập nước theo mùa, các cụm cồn, hòn, và vùng thảm xanh bao quanh, trong đó diện tích đất ngập nước vào mùa mưa ước tính đạt 5.360 ha, và thu hẹp lại còn 151 ha vào cao điểm mùa khô, Bàu Sấu thuộc vùng đất thấp trong lõi rừng mưa nhiệt đới quan trọng nhất của miền Nam Việt Nam.

Bàu Sấu nằm trong vùng chim đặc hữu của vùng đất thấp Nam Việt Nam, trong đó có hàng chục loài sống mật thiết với các vùng đất ngập nước, bao gồm cả các loài bản địa và các loài chim di trú. Trong đó, có các loài chim quý hiếm như hạc cổ trắng, công, già đẫy java, cò quắm cánh xanh, ngan cánh trắng...

Bên cạnh đó, hệ sinh thái, động thực vật tại khu vực Bàu Sấu rất phong phú với các loài động vật quý hiếm như tê giác Java, voi châu Á, gấu chó, gấu ngựa, hổ, báo...

Khu vực này cũng là môi trường sống của loài cá sấu xiêm - loài vật đang trong tình trạng bảo tồn ở mức rất nguy cấp (CR) theo Sách đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới IUCN (2012).

Từ năm 2001 - 2005, Vườn quốc gia Cát Tiên đã phục hồi quần thể cá sấu nước ngọt ở Bàu Sấu, bằng cách tái thả 60 cá thể cá sấu trưởng thành sau khi đã kiểm tra ADN đảm bảo thuần chủng, phục hồi bản năng tự nhiên như bắt mồi, sinh sản cho chúng.

c) Vườn quốc gia Ba Bể - Viên ngọc xanh của núi rừng Đông Bắc

Năm 2011, Vườn quốc gia Ba Bể (Bắc Kạn) được công nhận là khu Ramsar thứ 1.938 của thế giới và thứ 3 của Việt Nam.

Khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể có tổng diện tích 44.750ha, trong đó: Vùng lõi 10.048ha, vùng đệm 34.702ha. Vùng lõi bao gồm: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 3.931ha, phân khu phục hồi sinh thái 6.083ha, phân khu hành chính dịch vụ 34ha.

Những nghiên cứu khoa học khẳng định đây là khu vực giàu có về đa dạng sinh học, có nhiều nét đặc trưng của hệ sinh thái điển hình rừng thường xanh trên núi đá vôi và hồ trên núi, rừng thường xanh đất thấp. Vườn quốc gia Ba Bể được đánh giá là một hệ sinh thái độc đáo, có trung tâm là hồ Ba Bể nằm trên độ cao 178m được xác định là hồ tự nhiên lớn trên núi ở Việt Nam. Vườn quốc gia Ba Bể là nơi có các sinh cảnh nước ngọt rất đa dạng, trong đó có nhiều các ao tù nhỏ và các vùng đầm lầy. Vườn quốc gia Ba Bể có tầm quan trọng cao trong hệ thống khu bảo tồn của Việt Nam và là nơi duy nhất bảo vệ hệ sinh thái hồ nước ngọt tự nhiên trong vùng đá vôi.

Vườn quốc gia Ba Bể có 1.281 loài thực vật thuộc 162 họ, 672 chi, trong đó có nhiều loài thực vật quý hiếm có giá trị được ghi vào Sách Đỏ của Việt Nam và Thế giới. Các loài cây gỗ quý, hiếm như: NghiếnĐinhLimTrúc dây… trong đó, Trúc dây là một loài tre đặc hữu của Ba Bể thường mọc tại các vách núi, thân của chúng thả mành mành xuống hồ tạo nên những bức mành xung quanh hồ. Đây là khu vực được các nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá là trung tâm đa dạng và đặc hữu cao nhất về loài lan không chỉ của Việt Nam mà còn của cả toàn vùng Đông Nam Á. Ở đây có 182 loài lan, một số loài lan là đặc hữu, chỉ phát hiện thấy duy nhất ở vùng này.

Khu hệ động vật rất phong phú với 81 loài thú, 27 loài bò sát, 17 loài lưỡng cư, 322 loài chim, 106 loài cá, 553 loài côn trùng và nhện. Trong đó có nhiều loài có giá trị, quý hiếm đã được Việt Nam và Quốc tế ghi vào Sách Đỏ.

Về khu hệ cá, hồ Ba Bể và các sông suối phụ cận có đến 106 loài cá được xác định phong phú nhất ở Việt Nam. Vườn quốc gia Ba Bể còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với sự có mặt của một số loài đang bị đe dọa trên toàn cầu như Voọc đen má trắng và Cầy vằn bắc, mặc dù vậy số lượng Voọc đen má trắng hiện còn tồn tại trong khu vực rất ít.

d) Vườn quốc gia Tràm Chim với biểu tượng sếu đầu đỏ

Năm 2012, Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) đã trở thành khu Ramsar thứ 2.000 trên thế giới và thứ 4 của Việt Nam.

Vườn quốc gia Tràm Chim nằm trong vùng Đồng Tháp Mười, thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Tổng diện tích 7.313 ha nằm trong địa giới của 4 xã (Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thành B, Phú Thọ) và Thị trấn Tràm Chim, với số dân trong vùng khoảng 30.000 người.

Vườn quốc gia Tràm Chim là khu vực có hệ sinh thái độc đáo, có tầm quan trọng đặc biệt cho các vùng lân cận, các hệ sinh thái ngập nước, có nhiều nhóm loài đặc hữu quý hiếm, nhóm loài di cư đa dạng. Là nơi phát triển của thảm thực vật phong phú với hơn 130 loài khác nhau, chủ yếu là đồng cỏ ngập theo mùa và các mảng rừng tràm. Hệ động vật ở đây nổi bật với hệ chim nước giàu có gồm 233 loài, thuộc 25 chi, 49 họ. Trong đó, 88% được tìm thấy vào mùa khô, chiếm ¼ tổng số các loài chim đã phát hiện ở Việt Nam. Và đặc biệt là loài Sếu đầu đỏ, lớn nhất trong họ Hạc – một tài sản thiên thiên vô giá của vườn quốc gia Tràm Chim ở Đồng Tháp, loài biểu tượng của Vườn quốc gia Tràm Chim, là loài được xếp hạng sẽ nguy cấp (VU) ở cấp toàn cầu và cấp quốc gia.

Hệ cá ở vườn quốc gia Tràm Chim cũng không kém phần phong phú, vừa đóng vai trò cân bằng sinh thái vừa là nguồn thức ăn cho các loài chim. Trong đó có một số loài cá nằm trong sách đỏ Việt Nam như: cá Còm, cá Mang hổ, cá Ngựa nam, cá Duồng bay, cá Ét mọi, cá Hô…

đ) Vườn quốc gia Mũi Cà Mau - ba mặt giáp biển

Năm 2012, Vườn quốc gia Mũi Cà Mau (Cà Mau) được công nhận là khu Ramsar thứ 2.088 của thế giới và là thứ 5 của Việt Nam.

Vườn quốc gia Mũi Cà Mau là khu rừng ngập mặn nguyên sinh lớn nhất nước ta, là khu vực duy nhất ở Việt Nam có ba mặt giáp với biển, chịu ảnh hưởng cả hai chế độ thủy triều: bán nhật triều biển Đông và nhật triều biển Tây, là bãi đẻ của nhiều loài thủy hải sản có giá trị kinh tế, là điểm dừng chân của nhiều loài chim nước di cư trú đông. Tổng diện tích đất của Vườn quốc gia Mũi Cà Mau vào khoảng 41.862 hecta. Trong đó, khoảng 15.262 hecta là diện tích vùng đất liền; còn lại 26.600 hecta là diện tích vùng ven biển tiếp xúc với đất liền; được chia thành 4 phân khu chính: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (12.203 ha), phân khu phục hồi sinh thái (2.859 ha), phân khu hành chính – dịch vụ (200 ha), phân khu bảo tồn biển (26.600 ha).

Do nằm ở vị trí địa lý đặc biệt này, hệ sinh thái biển và ven biển ở Vườn quốc gia Mũi Cà Mau có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cung cấp các điều kiện phù hợp cho sự di cư, sinh trưởng và sinh sản của một số loài thủy sản; là điểm dừng chân và trú đông rất quan trọng cho nhiều loài chim nước di cư.

Hiện nay, Vườn quốc gia Mũi Cà Mau có số lượng động thực vật sinh sống rất phong phú đa dạng, với khoảng 28 cho đến 32 loài cây ngập mặn; phù hợp cho sự di cư, sinh trưởng và sinh sản của một số loài thủy sản: Rùa răng, rùa hộp lưng đen, rùa ba gờ, rùa cổ bự, ba ba Nam Bộ… Trong đó có hai loài nằm trong sách đỏ thế giới là khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis), voọc bạc (Trachypithecus cristatus) và bốn loài có trong sách đỏ Việt Nam.

Năm 2010, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) đã xác định được nhiều loài đang bị đe dọa ở cấp độ toàn cầu, trong đó có ghi nhận về các loài linh trưởng, chim, rái cá, bò sát và cá đang tồn tại trong Vườn quốc gia Mũi Cà Mau.

e) Vườn quốc gia Côn Đảo - Khu Ramsar biển đầu tiên của Việt Nam

Năm 2013, Vườn quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu) được công nhận là khu Ramsar thứ 2.203 của thế giới và thứ 6 của Việt Nam.

Vườn quốc gia Côn Đảo có tổng diện tích tự nhiên: 19.883,15 ha, gồm:

- Phần diện tích bảo tồn rừng trên các hòn đảo: 5.883,15 ha được chia thành 3 phân khu chức năng (1) Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 4.612,58 ha; (2) Phân khu phục hồi sinh thái: 531,03 ha; (3) Phân khu dịch vụ - hành chính: 739,54 ha.

- Phần diện tích bảo tồn biển: 14.000 ha được chia thành 3 phân khu chức năng (1) Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 2.292,10 ha; (2) Phân khu phục hồi sinh thái: 2.062,20 ha; (3) Phân khu dịch vụ - hành chính: 9.645,70 ha.

- Diện tích vùng đệm trên biển là: 20.500 ha.

Vườn quốc gia Côn Đảo đã ghi nhận trên 1.000 loài thực vật có mạch và nhiều loại chim, thú, bò sát, ếch nhái tại đây. Có nhiều loài chim ở Côn Đảo không tìm thấy ở bất kỳ một nơi nào khác ở Việt Nam như chim nhiệt đới, chim điên mặt xanh và gầm gì trắng.

Hệ sinh thái biển Vườn quốc gia Côn Đảo có rừng ngập mặn, các rạn san hô và cỏ biển. Các cuộc điều tra của Viện Hải dương học Nha Trang đã ghi nhận có trên 1.300 loài động thực vật biển, trong đó có 44 loài ghi trong Sách đỏ Việt Nam. Đặc biệt, Côn Đảo là nơi tồn tại quần thể nhỏ của loài thú biển bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu là loài bò biển Dugong.

Ngoài ra, Vườn quốc gia Côn Đảo là nơi làm tổ quan trọng của loài vích và đồi mồi, hai loài rùa biển đang bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu; một số các loài động vật biển có vú cũng đã được ghi nhận tại Vườn quốc gia Côn Đảo.

f) Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen

Năm 2015, Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (Long An) trở thành khu Ramsar thứ 7 của Việt Nam.

Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen nằm trong khu vực trung tâm và được xem như một bồn trũng nội địa của vùng Đồng Tháp Mười trong hạ lưu châu thổ sông Mekong. Mặc dù nằm trên khu vực vùng trũng của Đồng Tháp Mười, nhưng Láng Sen cũng tọa lạc gần với triền đất phù sa cổ chạy dọc theo biên giới Việt Nam – Campuchia. Do nằm trong khu vực vùng trũng, khu vực này chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy văn của sông Cửu Long và chịu ngập lũ hàng năm. Khu bảo tồn đất ngập nướcLáng Sen có diện tích tự nhiên là 5.030 ha, trong đó rừng tràm chiếm 57%, lung bàu đầm sen chiếm 11%, còn lại là đồng cỏ ngập nước.

Khu bảo tồn đất ngập nướcLáng Sen là một trong hai vùng sinh cảnh đặc trưng còn sót lại của vùng đất ngập nướcĐồng Tháp Mười. Thực vật trong khu vực Láng Sen khá phong phú với 156 loài thực vật thuộc 60 họ. Láng Sen là khu vực duy nhất còn có đại diện của kiểu sinh cảnh rừng tràm bán tự nhiên dọc các kênh rạch tự nhiên có giá trị đặc biệt về đa dạng sinh học. Ngoài rừng tràm, Láng Sen còn rất phong phú với các quần xã thực vật nổi ưu thế bởi sen súng và bèo cái, rừng cây tạp ven sông, và các đồng cỏ ngập nước theo mùa.

Tại các khu rừng tràm bạt ngàn, các nhà khoa học đã tìm thấy 149 loài động vật hoang dã, trong đó có 24 loài quý hiếm nằm trong sách Đỏ Việt Nam. Ngoài ra, ở bãi sinh sản của chim có 122 loài, chủ yếu là các loài chim nước như cò, điên điển, còng cọc, vạc và một số loài khác.

g) Vườn quốc gia U Minh Thượng

Năm 2016, Vườn quốc gia U Minh Thượng trở thành khu Ramsar thứ 8 của Việt Nam. Khu Ramsar U Minh Thượng bao gồm vùng lõi của Vườn Quốc gia U Minh Thượng với diện tích 8.038 ha.

Vườn Quốc Gia U Minh Thượng là một trong hai khu vực quan trọng nhất của rừng đầm lầy than bùn còn lại ở Việt Nam (khu vực khác là U Minh Hạ) và được công nhận là một trong ba khu vực ưu tiên cao nhất cho việc bảo tồn ĐNN ở đồng bằng sông Cửu Long. Ở Việt Nam, trong hệ sinh thái rừng tràm ngập phèn chỉ còn duy nhất hệ thực vật rừng của Vườn Quốc gia U Minh Thượng có những đặc điểm của rừng nguyên sinh với các ưu hợp của rừng hỗn giao và rừng tràm trên đất than bùn với diện tích trên 3.000 ha. Hệ sinh thái rừng tràm trên đất than bùn trở thành một hệ sinh thái có tầm quan trọng đặc biệt, là nơi nuôi dưỡng, trú ngụ của nhiều loài động vật hoang dã, với sự hiện diện của 32 loài thú, 187 loài chim, 34 loài bò sát và lưỡng cư, 37 loài cá, 203 loài côn trùng và nhiều loài thủy sinh vật phân bố ở các độ sâu khác nhau trong hệ sinh thái. Rừng đầm lầy than bùn U Minh Thượng đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa axit hóa của lớp đất mặt, lưu trữ nước ngọt và là nơi sinh sản của các loài cá nước ngọt. Hệ sinh thái rừng tràm, trảng cỏ ngập nước ở Vườn Quốc gia U Minh Thượng là nơi trú ngụ của một trong những khu hệ chim phong phú nhất của vùng châu thổ sông Cửu Long. So với mười khu vực đất ngập trong vùng châu thổ sông Cửu Long, Vườn Quốc gia U Minh Thượng có thành phần loài chim phong phú nhất và là sân chim sinh sản lớn nhất cho các loài chim nước trong khu vực. Vườn Quốc gia U Minh Thượng là một trong ba địa điểm trên thế giới được biết đến có sự hiện diện của quần thể Rái cá lông mũi.

U Minh Thượng có khu hệ thực vật đa dạng, bao gồm nhiều loài hiếm và đặc hữu. Có 226 loài thực vật bậc cao có mạch. Trong số đó loài Bèo tấm nhọn Lemna tenera, là loài hiếm trong vùng Đông Nam Á nhưng ở U Minh Thượng lại rất phổ biến.

Tại U Minh Thượng có 72 loài động, thực vật quý, hiếm được ghi nhận trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 và Danh lục đỏ Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới IUCN 2012.

h) Vân Long - Khu Bảo tồn có đàn Voọc lớn nhất Việt Nam

Tháng 10/2018, Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nướcVân Long (Ninh Bình) trở thành khu Ramsar thứ 2.360 của thế giới và thứ 9 của Việt Nam.

Khu Ramsar Vân Long là một vùng đầm nước bao quanh đoạn cuối cùng bên ngoài phía bắc của dải đá vôi Pù Luông – Cúc Phương, một vành đai của vùng đá vôi kéo dài từ đông sang tây chạy qua Bắc Trung bộ Việt Nam và bao gồm khu vực của đường ranh giới chung giữa các tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình và Thanh Hoá. Dải đá vôi này được coi là nơi còn tồn tại nhiều loài động thực vật phong phú ở miền Bắc Việt Nam. Cảnh quan này cũng gồm một phần Vùng Chim đặc hữu, Vùng đất thấp Trung Bộ. Địa hình chủ yếu của Vân Long là đất ngập nước nội đồng và các vùng đá vôi dựng đứng nhô lên và chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.

Khu Ramsar Vân Long là vùng đất ngập nước ngọt nội đồng duy nhất còn sót lại ở đồng bằng Bắc Bộ. Các hệ sinh thái đầm lầy ngập nước bao quanh các hệ cát-tơ và các hệ thống thủy văn ngầm ở vùng đất thấp là kiểu cảnh quan rất hiếm gần như không thể tìm thấy ở đâu khác trong khu vực Đông Dương. Là vùng đất ngập nước nội đồng tự nhiên gần như duy nhất ở các vùng đất thấp phía bắc Việt Nam, Vân Long là sinh cảnh quan trọng cho nhiều loài chim nước, các loài cá bản địa. Ngoài ra, các hệ núi đá vôi ở Vân Long là một trong những vùng sinh cảnh quan trọng của Voọc mông trắng, một trong những loài linh trưởng đang bị đe dọa tuyệt chủng ở mức toàn cầu và chỉ còn ở Việt Nam. Đây là nơi duy nhất trên thế giới có thể dễ dàng quan sát loài này ngoài môi trường tự nhiên.

Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long còn là nơi cư trú, sinh sản quan trọng của nhiều loài thủy sinh và là nơi cư trú các loài chim nước.

Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long đạt hai kỷ lục về thiên nhiên là “Khu Bảo tồn có đàn Voọc lớn nhất Việt Nam” và “Khu vực có bức tranh tự nhiên lớn nhất Việt Nam - bức tranh núi mèo cào".

Không chỉ có ý nghĩa cho bảo tồn, nghiên cứu khoa học, Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long còn cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng cho các cộng đồng dân cư xung quanh, bao gồm cả nguồn lợi thủy sản và nông nghiệp, điều tiết nước, đặc biệt là vẻ đẹp danh lam thắng cảnh để giải trí, du lịch sinh thái.

IV. GIỚI THIỆU NGHỊ ĐỊNH SỐ 66/2019/NĐ-CP NGÀY 29/7/2019 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ BẢO TỒN VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG ĐẤT NGẬP NƯỚC

1.Sự cần thiết ban hành Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019 của Chính phủ về bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước

Để quản lý đất ngập nước, đồng thời thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên đối với Công ước Ramsar, trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, trong đó có Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9 /2003 của Chính phủ về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước.

Trong quá trình thực hiện, Nghị định số 109/2003/NĐ-CP và các văn bản liên quan chưa đáp ứng yêu cầu của việc bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước, bảo tồn đa dạng sinh học và duy trì các dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước đang bị đe dọa, có nguy cơ suy thoái. Đặc biệt, chưa phát huy được giá trị của đất ngập nước đối với cộng đồng, chưa hài hòa giữa bảo tồn và sử dụng tài nguyên đất ngập nước.

Những hạn chế trong hệ thống chính sách, văn bản về đất ngập nước đã dẫn tới công tác quản lý đất ngập nước chưa thực sự hiệu quả, lợi ích từ các dịch vụ của hệ sinh thái đất ngập nước cho cộng đồng chưa được phát huy, tài nguyên đất ngập nước bị sử dụng, khai thác quá mức và ảnh hưởng việc bảo tồn các chức năng, giá trị lâu bền của đất ngập nước. Các nguyên nhân trên cùng với áp lực của các hoạt động phát triển và tự nhiên (biến đổi khí hậu) đã gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học và đe dọa đến an ninh lương thực, suy giảm giá trị dịch vụ hệ sinh thái của các vùng đất ngập nước.

Để phát huy giá trị của các vùng đất ngập nước, cũng như khắc phục những hạn chế nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 109/2003/NĐ-CP về quản lý đất ngập nước, góp phần kiện toàn văn bản quản lý về đất ngập nước, nâng cao năng lực bảo tồn, sử dụng tài nguyên đất ngập nước và chia sẻ lợi ích của đất ngập nước trong xã hội để đáp ứng với mục tiêu phát triển bền vững đất nước, thực hiện hiệu quả cam kết quốc tế về bảo tồn và sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước ở Việt Nam[4].

Ngày 29/7/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 66/2019/NĐ-CP về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước (sau đây gọi là Nghị định số 66/2019/NĐ-CP).

2. Nội dung cơ bản của Nghị định số 66/2019/NĐ-CP về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước

Nghị định số 66/2019/NĐ-CP gồm 05 Chương 33 điều, áp dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động trực tiếp hoặc liên quan đến bảo tồn và sử dụng các vùng đất ngập nước trên phạm vi lãnh thổ của Việt Nam. 

a) Vùng đất ngập nước và vùng đất ngập nước quan trọng

Vùng đất ngập nước là vùng đầm lầy, vùng đất than bùn, vùng ngập nước thường xuyên hoặc ngập nước tạm thời theo mùa, kể cả các vùng ven biển, ven đảo có độ sâu không quá 06 mét khi ngấn nước thủy triều thấp nhất[5].

Vùng đất ngập nước quan trọng là vùng đất ngập nước có diện tích từ 50 ha trở lên đối với đất ngập nước ven biển, ven đảo hoặc từ 5 ha trở lên đối với đất ngập nước nội địa, có chứa hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau:

- Có chứa ít nhất một kiểu đất ngập nước tự nhiên có tính đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái;

- Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm hoặc của 1.000 cá thể chim nước, chim di cư trở lên hoặc nơi nuôi dưỡng và bãi đẻ của ít nhất một loài thủy sản có giá trị;

- Giữ vai trò quan trọng trong điều hòa nguồn nước, cân bằng sinh thái cho một vùng sinh thái của địa phương, liên tỉnh, quốc gia, quốc tế;

- Có giá trị đặc biệt về cảnh quan, sinh thái nhân văn, lịch sử, văn hoá đối với địa phương, quốc gia, quốc tế[6].

Vùng đất ngập nước quan trọng được phân cấp thành vùng đất ngập nước quan trọng đối với quốc gia và vùng đất ngập nước quan trọng đối với địa phương. Trong đó:

Vùng đất ngập nước quan trọng đối với quốc gia là vùng đất ngập nước quan trọng có diện tích từ 5.000 ha trở lên đối với đất ngập nước ven biển, ven đảo hoặc vùng có diện tích từ 300 ha trở lên đối với đất ngập nước nội địa và đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau:

- Có chứa ít nhất một kiểu đất ngập nước tự nhiên có tính đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái liên tỉnh hoặc quốc gia;

- Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài đặc hữu hoặc 05 loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm hoặc một loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc của 10.000 cá thể chim nước, chim di cư trở lên;

- Giữ vai trò quan trọng trong điều hòa nguồn nước, cân bằng sinh thái của một vùng liên tỉnh hoặc quốc gia;

- Có giá trị đặc biệt về cảnh quan, sinh thái nhân văn, lịch sử, văn hóa đối với quốc gia.

Vùng đất ngập nước quan trọng đối với địa phương là vùng đất ngập nước quan trọng thuộc địa bàn quản lý của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ các vùng đất ngập nước quan trọng đối với quốc gia.

b) Các nguyên tắc bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước

- Việc bảo tồn và sử dụng vùng đất ngập nước phải được thực hiện trên nguyên tắc tiếp cận hệ sinh thái, bảo đảm duy trì toàn vẹn cấu trúc, chức năng, đặc tính sinh thái và đa dạng sinh học của vùng đất ngập nước.

- Tăng cường vai trò, sự tham gia của cộng đồng dân cư sinh sống trên, xung quanh vùng đất ngập nước và các bên liên quan trong bảo tồn, sử dụng bền vững vùng đất ngập nước.

- Đảm bảo cơ chế chia sẻ lợi ích công bằng, hợp lý về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên liên quan trong việc sử dụng dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước.

c) Quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước

Nội dung quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước gồm:

- Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước; các quy định của Công ước Ramsar.

- Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trên phạm vi cả nước và từng địa phương.

- Thống kê, kiểm kê; điều tra, đánh giá, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về các vùng đất ngập nước; quan trắc, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường và đa dạng sinh học của các vùng đất ngập nước quan trọng; lập, thẩm định, ban hành và điều chỉnh Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng trên phạm vi toàn quốc.

- Tổ chức lập, thẩm định, thành lập và quản lý các khu bảo tồn đất ngập nước; đề cử công nhận và quản lý khu Ramsar; hướng dẫn quản lý các vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn.

- Tổ chức việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, đào tạo nhân lực cho bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước.

- Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của các bên liên quan, cộng đồng về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước[7].

d) Các hoạt động khuyến khích trên vùng đất ngập nước

Nghị định số 66/2019/NĐ-CP thể hiện rõ chủ trương của Nhà nước trong việc khuyến khích tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, cộng đồng dân cư đầu tư, tham gia vào các hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng.

Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, cộng đồng dân cư đầu tư, tham gia vào các hoạt động sau đây:

- Bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên và loài chim di cư tại vùng đất ngập nước.

- Phục hồi các vùng đất ngập nước quan trọng, các hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên đã bị suy thoái hoặc bị khai thác quá mức; duy trì và phòng ngừa sự biến đổi các đặc tính sinh thái vùng đất ngập nước.

- Giám sát các hoạt động trên vùng đất ngập nước quan trọng; phát hiện và thông báo kịp thời với cơ quan chức năng về các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước quan trọng.

- Thực hiện mô hình sinh kế bền vững về môi trường, mô hình bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước, các hoạt động du lịch sinh thái theo quy định của pháp luật.

3. Quản lý các vùng đất ngập nước quan trọng

a) Thành lập khu bảo tồn đất ngập nước

Khu bảo tồn đất ngập nước được phân cấp thành cấp quốc gia, cấp tỉnh và phân hạng thành vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan theo quy định của Luật đa dạng sinh học.

Vùng đất ngập nước được xem xét thành lập khu bảo tồn đất ngập nước quốc gia khi:

- Là vùng đất ngập nước quan trọng đối với quốc gia thuộc Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng được công bố;

- Đáp ứng các tiêu chí của khu bảo tồn cấp quốc gia theo quy định của Luật đa dạng sinh học.

Vùng đất ngập nước được xem xét thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh khi:

- Thuộc Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng được công bố;

- Đáp ứng các tiêu chí của khu bảo tồn cấp tỉnh theo quy định của Luật đa dạng sinh học[8].

b) Quản lý khu bảo tồn đất ngập nước

Tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật đa dạng sinh học và các nhiệm vụ đặc thù sau đây:

- Quản lý các hoạt động sử dụng dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước theo Quy chế quản lý khu bảo tồn đất ngập nước và quy định của pháp luật có liên quan;

- Tổ chức thực hiện các hoạt động về bảo tồn vùng đất ngập nước trong khu bảo tồn theo các chương trình, kế hoạch, đề án hoặc đề tài, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Tổ chức triển khai các hoạt động du lịch sinh thái, phương án chia sẻ lợi ích trong sử dụng bền vững dịch vụ hệ sinh thái khu bảo tồn đất ngập nước sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;

- Phối hợp với lực lượng kiểm ngư, kiểm lâm, cảnh sát biển, lực lượng cứu hộ, cứu nạn, các cơ quan quản lý chuyên môn cấp tỉnh và cộng đồng dân cư thực hiện quản lý, bảo tồn và sử dụng dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước;

- Thực hiện các chương trình kiểm soát, cô lập, diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại trong vùng đất ngập nước quan trọng và chương trình bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm thuộc vùng đất ngập nước;

- Thực hiện đầy đủ chế độ kiểm tra, giám sát, báo cáo định kỳ.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định về xác lập và quản lý các hoạt động trong phân khu chức năng của khu bảo tồn đất ngập nước, Kế hoạch quản lý khu bảo tồn đất ngập nước, Quy chế quản lý khu bảo tồn đất ngập nước, Quản lý vùng đệm của khu bảo tồn đất ngập nước; Chuyển đổi, chuyển hạng, chuyển cấp khu bảo tồn đất ngập nước; Điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn đất ngập nước; Quy định về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng thuộc rừng đặc dụng và khu bảo tồn biển; Quản lý các khu Ramsar.

c) Các quy định chia sẻ lợi ích từ dịch vụ hệ sinh thái của vùng đất ngập nước quan trọng 

Các quy định chia sẻ lợi ích từ dịch vụ hệ sinh thái của vùng đất ngập nước quan trọng được quy định tại Điều 26 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP. Theo đó:

Nguyên tắc chia sẻ lợi ích gồm:

- Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan, giữa bảo tồn và sử dụng dịch vụ hệ sinh thái thuộc vùng đất ngập nước quan trọng;

- Các hoạt động sử dụng dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước quan trọng thực hiện cơ chế chia sẻ lợi ích theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức quản lý khu bảo tồn được chia sẻ một phần lợi ích bằng tiền thu được từ các hoạt động sử dụng dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước hoặc các kết quả nghiên cứu trong khu bảo tồn đất ngập nước để phục vụ công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học vùng đất ngập nước.

Các bên liên quan được chia sẻ lợi ích từ dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước quan trọng bao gồm:

- Tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước, vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn và cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về vùng đất ngập nước;

- Cộng đồng được tham gia khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên vùng đất ngập nước quan trọng theo quy định của pháp luật;

- Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo tồn, bảo vệ vùng đất ngập nước quan trọng theo quy định của pháp luật;

- Ủy ban nhân dân các cấp có diện tích thuộc vùng đất ngập nước quan trọng và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Các hoạt động chia sẻ lợi ích trên các vùng đất ngập nước quan trọng bao gồm:

- Khai thác, sử dụng trực tiếp các giá trị, sản phẩm từ vùng đất ngập nước quan trọng, bao gồm các hoạt động khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản, khai thác lâm sản, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác;

- Các hoạt động khai thác, sử dụng các giá trị phi vật thể, gồm có: du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học và đào tạo, quảng bá sản phẩm, hình ảnh về vùng đất ngập nước quan trọng, khu bảo tồn đất ngập nước

4. Huy động sự tham gia của cộng đồng trong bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước

Theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP thì:

- Các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đều có quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thông tin liên quan đến vùng đất ngập nước quan trọng theo quy định của pháp luật; được đào tạo, nâng cao nhận thức, kỹ năng và sự tham gia trong bảo tồn, sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước;

- Thúc đẩy các phương thức quản lý, đồng quản lý các vùng đất ngập nước quan trọng với sự tham gia của cộng đồng dân cư, chính quyền các cấp và các bên có liên quan trong bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng; phát triển các mô hình cộng đồng quản lý bền vững vùng đất ngập nước quan trọng;

- Nâng cao trách nhiệm và đảm bảo chia sẻ công bằng lợi ích của cộng đồng trong bảo tồn, sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng;

- Bảo tồn và phát huy giá trị, tri thức truyền thống, bản địa trong bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng;

- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước cho mọi tầng lớp nhân dân bằng các phương thức truyền thông theo quy định của pháp luật, chú trọng sử dụng đến các phương thức truyền thông mới, có hiệu quả cao.

V.TÌM HIỂU MỘT SỐ QUY ĐỊNH TẠI LUẬT THỦY SẢN; LUẬT BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG; LUẬT LÂM NGHIỆP; LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG; LUẬT ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC

Sau khi trở thành thành viên của Công ước Ramsar, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật (quy định trực tiếp về vùng đất ngập nước hoặc có những quy định liên quan đến vùng đất ngập nước) nhằm thực hiện các nghĩa vụ thành viên của mình theo Công ước. Cụ thể như:

1.Quy định về quản lý nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn đất ngập nước trong Luật Thủy sản

Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên có giá trị kinh tế, khoa học, du lịch, giải trí. Nguồn lợi thủy sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Tổ chức, cá nhân có quyền khai thác nguồn lợi thủy sản theo quy định của pháp luật.

Đất ngập nước là một vùng đất mà đất bị bão hòa có độ ẩm theo mùa hay vĩnh viễn. Các vùng này cũng có thể bị bao phủ một phần hay hoàn toàn bởi hồ cạn. Đó là những vùng đất ngập nước bao gồm cả vùng đất ngập nước ngọt và đất ngập nước mặn sản xuất thủy sản cung cấp cho nhu cầu xã hội và xuất khẩu, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Để quản lý nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn đất ngập nước, Điều 19 Luật Thủy sản quy định rõ về việc lập dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước có nguồn lợi thủy sản cũng như trách nhiệm của tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước, trách nhiệm của tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước. Theo đó, cơ quan lập dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước có nguồn lợi thủy sản phải lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đối với tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước phải có trách nhiệm sau đây:

- Xây dựng nội dung về bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản trong kế hoạch quản lý khu bảo tồn đất ngập nước;

- Thực hiện chế độ quản lý nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn đất ngập nước theo quy định;

- Bố trí người có chuyên môn về thủy sản làm công tác quản lý nguồn lợi thủy sản;

- Đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn đất ngập nước;

- Báo cáo hằng năm hoặc đột xuất về công tác quản lý nguồn lợi thủy sản cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản.

Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn đất ngập nước.

2.Đưa vào nội dung về vùng đất ngập nước quan trọng và dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Bảo vệ môi trường, trong đó có môi trường ở vùng đất ngập nước, là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Để bảo vệ môi trường môi trường ở vùng đất ngập nước, pháp luật về bảo vệ môi trường đã có những quy định cụ thể, như:

a) Quy định 03 nhóm tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư. Trong đó, tại tiêu chí thứ 3 “Yếu tố nhạy cảm về môi trường”, gồmkhu dân cư tập trung; nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, thủy sảncác loại rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; di sản văn hóa vật thể, di sản thiên nhiên khác; … vùng đất ngập nước quan trọng;... Việc xác định dự án có yếu tố nhạy cảmvề môi trường vùng đất ngập nước được quy định như sau:

(i) Dự án có sử dụng đất, đất có mặt nước của vùng đất ngập nước quan trọng và di sản thiên nhiên khác được xác lập, công nhận theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (trừ các dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, phòng cháy chữa cháy rừng, lâm sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt);

(ii) Dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất có mặt nước của vùng đất ngập nước quan trọng (trừ các dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, phòng cháy chữa cháy rừng, lâm sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt).

b) Quy định rõ thông tin về vùng đất ngập nước quan trọng là một trong các thông tin về môi trường (điểm đ khoản 1 Điều 114 Luật Bảo về môi trường).

3. Nhiều nội dung về hệ sinh thái của các vùng đất ngập nước được quy định trong Luật Đa dạng sinh học và các văn bản hướng dẫn có liên quan

Đất ngập nước là một môi trường sản xuất lớn nhất thế giới, là nguồn gốc của sự đa dạng sinh học, cung cấp nước và chứa đựng khả năng tạo ra rất nhiều loài động vật, thực vật cho sự sống. Là nơi nuôi dưỡng và tập trung lớn của các loài chim, bò sát, động vật lưỡng cư, động vật không xương sống; có vai trò quan trọng và thiết yếu về sức khoẻ, sự thịnh vượng và sự an toàn đối với con người sống trong khu vực và gần khu vực đất ngập nước. Đất ngập nước còn là một “nhà kho” quan trọng của nguồn gen các loài cây họ gạo, các loài cây trồng trên đất ngập nước nói chung, phần lớn là nguồn thức ăn chính của con người.

Để bảo tồn, sử dụng bền vững đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái của các vùng đất ngập nước, Luật đa dạng sinh học đã có nhiều quy định cụ thể, như:

a) Quy định về việc điều tra, đánh giá và xác lập chế độ phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên

Cụ thể:

- Đất ngập nước tự nhiên là vùng đm lầy, than bùn hoặc vùng nước thường xuyên hoặc tạm thời, kể cả vùng bin có độ sâu không quá 6 mét khi ngn nước thủy triều thấp nht.

- Việc thống kê, kiểm kê vùng đất ngập nước tự nhiên được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Ủy ban nhân dân cấp tnh điu tra, thng kê, kiểm kê, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học, xác lập chế độ phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên và xác lập vị trí, diện tích vùng đất ngập nước tự nhiên trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất hoặc tọa độ trên mặt nước biển.

b) Quy định về việc chi trả dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước

Chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên (trong đó có hệ sinh thái đất ngập nước) là việc tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên trả tiền cho tổ chức, cá nhân cung ứng giá trị môi trường, cảnh quan do hệ sinh thái tự nhiên tạo ra để bảo vệ, duy trì và phát triển hệ sinh thái tự nhiên.

Theo đó, pháp luật quy định dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước phục vụ mục đích kinh doanh du lịch, giải trí, nuôi trồng thủy sản là một trong hai nhóm dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên được chi trả, bao gồm: dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước phục vụ mục đích kinh doanh du lịch, giải trí, nuôi trồng thủy sản của vùng đất ngập nước quan trọng, vùng sinh thái hỗn hợp theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học. Nguyên tắc chi trả được quy định như sau:

+ Tổ chức, cá nhân sử dụng một hoặc một số dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước phải chi trả tiền dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước;

+ Việc chi trả tiền dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước được thực hiện bằng hình thức trả tiền trực tiếp hoặc chi trả gián tiếp thông qua ủy thác;

+ Tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước được hạch toán vào giá thành sản phẩm, dịch vụ của bên sử dụng dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước, phải bảo đảm bù đắp chi phí cho hoạt động bảo vệ, duy trì và phát triển hệ sinh thái đất ngập nước ;

+ Tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước phải sử dụng tiền thu được từ chi trả dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước để bảo vệ, duy trì và phát triển hệ sinh thái đất ngập nước.

Việc xác định khu vực cung ứng dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước được thực hiện theo nguyên tắc: Khu vực cung ứng dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước bao gồm vùng đất ngập nước quan trọng, vùng nước thuộc vùng đệm của khu bảo tồn đất ngập nước và khu vực khác có các hoạt động kinh doanh du lịch, giải trí, nuôi trồng thủy sản sử dụng các dịch vụ được cung ứng bởi các hệ sinh thái đất ngập nước (nếu có).

c) Quy định về phân loại đất ngập nước

Phân loại đất ngập nước là việc xác định các kiểu đất ngập nước phục vụ cho hoạt động quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước. Căn cứ vào các yếu tố thủy văn, hải văn, địa hình, địa mạo, điều kiện thổ nhưỡng, mức độ tác động của con người và ảnh hưởng của các yếu tố biển, lục địa, các vùng đất ngập nước được chia thành 03 (ba) nhóm như sau:

- Vùng đất ngập nước ven biển, ven đảo là những vùng đất ngập nước tự nhiên mặn, lợ ở ven biển, ven đảo (ký hiệu nhóm I); được xác định gồm các vùng sau:

+ Vùng đất ngập nước tính từ đường mực nước triều cao trung bình trong nhiều năm trở ra phía biển đến đường mép nước biển thấp nhất (ngấn thủy triều thấp nhất) trung bình trong nhiều năm;

+ Vùng đất ngập nước tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm trở ra phía biển đến độ sâu 06 mét so với mặt nước biển.

- Vùng đất ngập nước nội địa là những vùng đất ngập nước ngọt tự nhiên nằm trong lục địa hoặc nằm gần ven biển (ký hiệu nhóm II). Vùng đất ngập nước không thuộc một trong các vùng đất ngập nước: (i) vùng đất ngập nước tính từ đường mực nước triều cao trung bình trong nhiều năm trở ra phía biển đến đường mép nước biển thấp nhất (ngấn thủy triều thấp nhất) trung bình trong nhiều năm; hoặc (ii) vùng đất ngập nước tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm trở ra phía biển đến độ sâu 06 mét so với mặt nước biển là vùng đất ngập nước nội địa và ranh giới được xác định từ đường mực nước triều cao trung bình trong nhiều năm trở vào đất liền.

- Vùng đất ngập nước nhân tạo là các vùng đất ngập nước được hình thành do tác động của con người (ký hiệu nhóm III).

Căn cứ vào điều kiện địa hình, địa mạo, thủy văn, hải văn, thổ nhưỡng, thảm thực vật, yếu tố sinh vật, hiện trạng sử dụng đất và mặt nước, các vùng đất ngập nước thuộc 03 nhóm nêu trên được phân loại thành 26 kiểu đất ngập nước. Các kiểu đất ngập nước này được ký hiệu bởi những chữ cái tiếng Việt viết tắt cho kiểu (từ hai đến ba ký tự) và tương ứng với các ký hiệu kiểu đất ngập nước theo phân loại các kiểu đất ngập nước của Công ước Ramsar. Cụ thể như sau:

Nhóm

Các kiểu đất ngập nước

Tên kiểu đất ngập nước

Kí hiệu của Việt Nam

Ký hiệu của Ramsar

Đất ngập nước ven biển,

ven đảo (Nhóm I)

1. Vùng biển nông ven bờ, bao gồm cả vũng, vịnh: là vùng biển ven bờ, ven vũng, vịnh và chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ hải văn, được giới hạn đến độ sâu 06 mét tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm. Trong đó, vũng, vịnh là một phần của biển lõm vào lục địa hoặc do đảo chắn tạo thành một vùng nước khép kín ở mức độ nhất định.

Vbn

A

2. Thảm cỏ biển: thảm thực vật chiếm ưu thế bởi một hoặc một số loài cỏ biển, chủ yếu sống ngập chìm dưới nước biển. Cỏ biển phân bố ở các vùng biển nông ven bờ, ven đảo, ven vũng vịnh, đầm phá mặn, lợ và vùng cửa sông có độ trong cao.

Tcb

B

3. Rạn san hô: được thành tạo từ các thế hệ san hô tạo rạn với cấu tạo cơ thể chứa cacbonat canxi tiết ra và tích tụ lại thành cấu trúc đá vôi lớn nâng đỡ san hô đang sống và làm nơi cư trú cho rất nhiều loài động, thực vật khác sống trong rạn.

Rsh

C

4. Các vùng bờ biển vách đá, kể cả vùng có vách đá ngoài khơi: là nơi tiếp giáp giữa vùng nước biển và đất liền (hoặc đảo), có nền đáy được cấu thành bởi các tảng đá rắn chắc (chiếm trên 75% diện tích bề mặt) và chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy triều và dòng chảy ven bờ.

Bvd

D

5. Bãi vùng gian triều, bao gồm cả bãi bùn sét, cát, sỏi, cuội, cồn cát: là vùng bãi ven biển luân phiên phơi bãi và ngập nước khi thủy triều xuống và lên, được giới hạn phía trong là mực nước triều cao trung bình trong nhiều năm, phía ngoài biển là đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm. Thành phần trầm tích của bãi gian triều có thể là cát, bùn, sét, cuội, sỏi hoặc hỗn hợp giữa chúng, cồn cát chắn ngoài cửa sông, không hoặc chỉ có thực vật dạng cỏ, cây bụi.

Bgt

 

E, G

6. Vùng nước cửa sông: là vùng đất bị ngập nước bởi sự hòa trộn giữa nước sông và nước biển; ranh giới phía trong có độ muối vào mùa khô là 1‰ và ranh giới phía ngoài là đường đẳng mặn của nước biển vùng xung quanh.

Vcs

F

7. Rừng ngập mặn (rừng tự nhiên hoặc rừng trồng): là rừng phát triển ở ven bờ biển và các cửa sông có nước triều mặn ngập thường xuyên hoặc định kỳ.

Rnm

I

8. Đầm, phá ven biển: là kiểu thủy vực ven bờ biển có nước mặn, lợ hoặc rất mặn, được tách ra khỏi biển nhờ một dạng tích tụ như doi cát, rạn san hô chắn ngoài và ăn thông với biển qua một hay nhiều cửa.

Dp

J

9. Các-xtơ và hệ thống thủy văn ngầm ven biển, ven đảo (bao gồm cả thung hoặc tùng, áng): là các dạng địa hình ngầm, rỗng trong khối đá các-xtơ phân bố ở vùng ven biển, ven đảo, được thành tạo do hoạt động của nước dưới đất và nước bề mặt hòa tan, rửa lũa các đá dễ hòa tan (đá vôi, đôlomit).

Cvb

Zk(a)

Đất ngập nước nội địa (Nhóm II)

1. Sông, suối có nước thường xuyên: sông là dòng nước chảy thường xuyên, có nguồn cung cấp là nước mặt hay nước ngầm; suối là dòng nước chảy nhỏ và vừa quanh năm, thường là các phụ lưu của sông.

Stx

M

2. Sông, suối có nước theo mùa: là dòng chảy nhỏ, hẹp, có lưu lượng nước biến đổi mạnh theo mùa, có nước vào mùa mưa và cạn nước vào mùa khô.

Stm

N

3. Hồ tự nhiên: là vùng trũng sâu chứa nước, được hình thành tự nhiên, có chế độ thủy văn tương đối tĩnh và chịu ảnh hưởng trực tiếp của các dòng chảy mặt và dòng chảy ngầm, có phủ hoặc không có lớp phủ thực vật.

Htn

O, P

4. Vùng đất than bùn có rừng, cây bụi hoặc không có thực vật che phủ: là vùng đất có tầng than bùn được hình thành từ các thảm thực vật bị vùi lấp nhiều năm, tích tụ lại trong điều kiện ngập úng, hiện hữu rừng cây gỗ, cây bụi mọc ở trên hoặc không có thực vật che phủ.

Tb

U, Xp

5. Vùng ngập nước có cây bụi chiếm ưu thế và ngập nước theo mùa: là các vùng đất thấp, úng ngập tự nhiên; đầm lầy, phát triển ưu thế các loài cây bụi hoặc cây lá nổi với độ che phủ > 30%.

Cb

W

6. Vùng ngập nước có cây gỗ chiếm ưu thế và ngập nước theo mùa: là vùng đất thấp, ngập tự nhiên; đầm lầy, phát triển ưu thế các loài cây thân gỗ với độ che phủ > 30%, thường phân bố ở các đồng bằng ngập lũ vùng hạ lưu sông, chịu ảnh hưởng của nước lũ hoặc vùng đầm lầy nội địa và chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước ngầm.

Cg

Xf

7. Suối, điểm nước nóng, nước khoáng: là nơi nước t nhiên chảy ra từ lòng đất, luôn có nhiệt độ cao hoặc chứa một số khoáng chất có hoạt tính sinh học với nồng độ cao (ở dạng dòng chảy được gọi là suối, ở dạng mạch được gọi là điểm).

Snn

Y, Zg

8. Hệ thống thủy văn ngầm các-xtơ và hang, động nội địa: là các dạng địa hình ngầm, rỗng trong khối đá các-xtơ phân bố ở trong đất liền, được thành tạo do hoạt động của nước dưới đất và nước bề mặt hòa tan, rửa lũa các đá dễ hòa tan (đá vôi, đolomit).

Cnd

Zk(b)

Đất ngập nước nhân tạo (Nhóm III)

1. Ao, hồ, đầm nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ: là vùng trũng chứa nước mặn, lợ do con người tạo nên ở vùng triều ven bờ, cửa sông và trên bãi cát ven biển để nuôi trồng các loài thủy sản sống trong nước mặn, lợ.

Anm

1, 2

2. Đồng cói: là vùng đất ngập nước ven biển được sử dụng để trồng cói.

Dc

4

3. Đồng muối:là vùng đất ven biển được con người cải tạo sử dụng để làm muối.

Dm

5

4. Ao, hồ, đầm nuôi trồng thủy sản nước ngọt: là vùng trũng chứa nước ngọt được con người đào để nuôi trồng các loài thủy sản nước ngọt.

Ann

1, 2

5. Đất canh tác nông nghiệp: là các vùng đất được sử dụng để trồng lúa nước và các loại cây trồng sống trong điều kiện ngập nước hoặc bán ngập nước.

Dnn

3

6. Hồ chứa nước nhân tạo: do con người tạo ra từ xây đập ngăn dòng sông, suối để chứa nước, điều tiết dòng chảy phục vụ nhu cầu thủy điện, thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, cải thiện môi trường, du lịch.

Hnt

6

7. Moong khai thác khoáng sản: gồm các vùng trũng, hố đào và vũng nước rửa được hình thành do quá trình khai thác khoáng sản lộ thiên.

Mks

7

8. Ao, hồ chứa và xử lý nước thải: là các vùng trũng do con người tạo ra dùng để thu gom, chứa và xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường xung quanh.

Vxl

8

9. Sông đào, kênh, mương, rạch: là hệ thống dẫn nước do con người tạo ra nhằm phục vụ cho các hoạt động giao thông thủy, tưới, tiêu hoặc điều tiết nước phục vụ nông - lâm - ngư nghiệp và thoát nước thải sinh hoạt.

Sd

9

4. Quy định về việc thốngkê, kiểm kê đất ngập nước

Việc thống kê, kiểm kê đất ngập nước đối với các nhóm I, II, III nêu trên thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, cụ thể:

a) Thống kê, kiểm kê các vùng đất ngập nước tính từ đường mực nước triều cao trung bình trong nhiều năm trở ra phía biển đến đường mép nước biển thấp nhất (ngấn thủy triều thấp nhất) trung bình trong nhiều năm vùng đất ngập nước nội địa có ranh giới được xác định từ đường mực nước triều cao trung bình trong nhiều năm trở vào đất liền thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai;

b) Thống kê, kiểm kê các vùng đất ngập nước tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm trở ra phía biển đến độ sâu 06 mét so với mặt nước biển thực hiện theo quy định của pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức thực hiện thống kê, kiểm kê đất ngập nước thuộc địa bàn quản lý và gửi kết quả thống kê, kiểm kê về Bộ Tài nguyên và Môi trường.

5. Quy định về hoạt động quan trắc các vùng đất ngập nước quan trọng

Việc quan trắc chế độ thủy văn các vùng đất ngập nước quan trọng được thực hiện theo quy định về quan trắc thủy văn. Việc quan trắc chất lượng môi trường nước, trầm tích các vùng đất ngập nước quan trọng được thực hiện theo quy định về quan trắc môi trường.

Nội dung quan trắc đa dạng sinh học và các mối đe dọa vùng đất ngập nước quan trọng thực hiện như sau:

+ Đa dạng sinh học: quan trắc số lượng và thành phần các loài đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm; số cá thể loài được ưu tiên bảo vệ; số lượng cá thể các loài chim nước, chim di cư;

+ Mối đe dọa: quan trắc số lượng các loài sinh vật ngoại lai xâm hại; số lượng các hoạt động khai thác bất hợp pháp tại vùng đất ngập nước quan trọng;

+ Các nội dung quan trắc quy định tại điểm a, điểm b khoản này được thực hiện theo phương pháp điều tra, khảo sát thực tế. Tần suất quan trắc tối thiểu 01 lần/năm.

Diện tích, ranh giới của vùng đất ngập nước quan trọng và các kiểu đất ngập nước được quan trắc theo phương pháp điều tra, khảo sát thực tế với tần suất quan trắc tối thiểu 01 lần/năm.

Kết quả quan trắc được gửi đến cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.

6. Quy định cụ thể việc xây dựng báo cáo về các vùng đất ngập nước

a) Thẩm quyền xây dựng báo cáo về các vùng đất ngập nước

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng báo cáo về các vùng đất ngập nước.

b)  Hình thức báo cáo và phương thức gửi báo cáo

- Báo cáo được thực hiện bằng 01 trong 02 hình thức sau: báo cáo bằng văn bản giấy, có chữ ký của Thủ trưởng cơ quan, đóng dấu theo quy định; báo cáo bằng văn bản điện tử, có chữ ký số của Thủ trưởng cơ quan, đóng dấu theo quy định;

- Báo cáo được gửi tới nơi nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau đây: trực tiếp; dịch vụ bưu chính; hệ thống thư điện tử; hệ thống phục vụ công tác quản lý nhà nước, chỉ đạo, điều hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

c) Thời gian chốt số liệu và thời hạn gửi báo cáo

- Thời gian chốt số liệu báo cáo được tính đến ngày 15 tháng 11 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 11 của kỳ báo cáo;

- Thời hạn gửi báo cáo: định kỳ 03 năm một lần, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo về các vùng đất ngập nước thuộc địa bàn quản lý về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30 tháng 11 của kỳ báo cáo.

d) Nội dung báo cáo về các vùng đất ngập nước

- Tình hình thực hiện quản lý, bảo tồn và sử dụng đất ngập nước

+ Hiện trạng các vùng đất ngập nước

+ Các mối đe dọa và xu hướng biến động

+ Tình hình quản lý các vùng đất ngập nước

Þ Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước; thực hiện các quy định của Công ước Ramsar;

Þ Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước tại địa phương;

Þ Thống kê, kiểm kê; điều tra, đánh giá, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về các vùng đất ngập nước; quan trắc, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường và đa dạng sinh học của các vùng đất ngập nước quan trọng; lập, đề xuất việc điều chỉnh Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng trên địa bàn;

Þ Tổ chức lập, thẩm định, thành lập và quản lý các khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh; đề cử công nhận và quản lý khu Ramsar; hướng dẫn quản lý các vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn;

Þ Tổ chức việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, đào tạo nhân lực cho bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước;

Þ Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng của địa phương;

Þ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của các bên liên quan, cộng đồng về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước của địa phương;

Þ Các nguồn tài chính cho quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước tại địa phương (nêu rõ các nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước; nguồn đầu tư, hỗ trợ của tổ chức cá nhân trong nước, nước ngoài; nguồn thu được từ dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học, dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước và lợi nhuận từ các hoạt động dịch vụ tại vùng đất ngập nước theo quy định của pháp luật);

Þ Công tác tổ chức quản lý vùng đất ngập nước (nêu rõ bộ máy quản lý, năng lực quản lý, vai trò của các bên liên quan trong quản lý vùng đất ngập nước);

Þ Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý vùng đất ngập nước.

- Kết quả đạt được.

- Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

- Phương hướng, nhiệm vụ.

7. Quy định về việc tổchức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước, vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khi bảo tồn

a) Tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước

Căn cứ vào quy mô diện tích, giá trị đa dạng sinh học, môi trường, quyền sử dụng đất của khu vực thành lập khu bảo tồn đất ngập nước và điều kiện thực tiễn, cơ quan có thẩm quyền thành lập khu bảo tồn quyết định tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước theo quy định của pháp luật.

Tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước đảm bảo các điều kiện phù hợp để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định; thực hiện kế hoạch quản lý khu bảo tồn đất ngập nước được phê duyệt và quy chế quản lý khu bảo tồn đất ngập nước được phê duyệt.

b) Tổ chức quản lý vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn

Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Xây dựng nội dung về bảo vệ, bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước trong các kế hoạch, quy chế quản lý khu rừng đặc dụng và khu bảo tồn biển.

- Thực hiện các hoạt động bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước, duy trì chế độ thủy văn tự nhiên và đảm bảo chất lượng môi trường nước đối với các vùng đất ngập nước trong khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển theo quy định.

- Đánh giá hiện hạng vùng đất ngập nước trong khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển và thực hiện giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học vùng đất ngập nước.

- Báo cáo định kỳ 03 năm một lần hoặc đột xuất về công tác quản lý vùng đất ngập nước trong khu rừng đặc dụng và khu bảo tồn biển cho cơ quan quản lý nhà nước về đa dạng sinh học.

Ngày 24 tháng 11 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1975/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu bảo tồn, sử dụng bền vững đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái của các vùng đất ngập nước, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và thực hiện các nghĩa vụ của Việt Nam là thành viên Công ước Ramsar.

Theo đó, mục tiêu đến năm 2025:

- Hoàn thành việc điều tra, thống kê, kiểm kê diện tích các vùng đất ngập nước trên phạm vi toàn quốc; xác lập được các vùng đất ngập nước quan trọng, các vùng đất ngập nước quan trọng có dấu hiệu bị suy thoái và xây dựng được cơ sở dữ liệu về các vùng đất ngập nước quan trọng;

- Cả nước có 13 khu đất ngập nước được công nhận là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (khu Ramsar); tăng diện tích các vùng đất ngập nước quan trọng được bảo vệ trên toàn quốc;

- Mạng lưới các khu Ramsar Việt Nam được thiết lập và hoạt động có hiệu quả, trong đó chú trọng các hoạt động, chương trình du lịch sinh thái, du lịch thân thiện với môi trường;

- 70% các vùng đất ngập nước quan trọng trên toàn quốc được kiểm soát có hiệu quả việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất;

- Chi trả dịch vụ hệ sinh thái đối với vùng đất ngập nước quan trọng được áp dụng tại một số khu Ramsar.

Đến năm 2030:

- Tất cả các vùng đất ngập nước quan trọng trên toàn quốc được tổ chức điều tra, đánh giá, quản lý, quan trắc, giám sát;

- Cả nước có 15 khu đất ngập nước được công nhận là khu Ramsar; tăng số lượng các khu bảo tồn đất ngập nước;

- Phục hồi được ít nhất 25% vùng đất ngập nước quan trọng bị suy thoái;

- Các vùng đất ngập nước quan trọng trên toàn quốc được kiểm soát có hiệu quả việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất và phát triển các hoạt động, chương trình du lịch sinh thái, du lịch thân thiện với môi trường;

- Chi trả dịch vụ hệ sinh thái đối với vùng đất ngập nước quan trọng được áp dụng tại khu bảo tồn đất ngập nước, khu Ramsar;

- Năng lực và trang thiết bị cho các tổ chức, cá nhân làm công tác bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng được tăng cường.

Để đạt được các mục tiêu nêu trên, có 6 nhóm giải pháp chính gồm:

(i) Hoàn thiện các văn bản chính sách, pháp luật về quản lý các vùng đất ngập nước;

(ii) Tăng cường hiệu quả hoạt động của các tổ chức quản lý về đất ngập nước;

(iii) Đa dạng hóa nguồn lực cho bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước;

(iv) Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, tăng cường thực thi pháp luật về bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước;

(v) Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu về bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước;

(vi) Tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước./.

--------------------------------------------------------------------

 

 

 

 

[1]Việc thay đổi tên của Hiệp ước quốc tế đòi hỏi phải sửa đổi chính Hiệp ước đó. Đây là một quá trìnhphức tạp và nhiều thủ tục mà các Bên tham gia không muốn thực hiện.

[2] https://baotainguyenmoitruong.vn/bao-ton-va-su-dung-ben-vung-cac-vung-dat-ngap-nuoc-298871.html.

 

[3] https://baotainguyenmoitruong.vn/bao-ton-va-su-dung-ben-vung-cac-vung-dat-ngap-nuoc-298871.html.

[4] https://baotainguyenmoitruong.vn/de-xuat-xay-dung-nghi-dinh-ve-bao-ton-su-dung-ben-vung-dat-ngap-nuoc-236504.html.

[5] Khoản 8 Điều 2 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP.

[6] Điều 8 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP.

[7] Điều 4 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP.

[8] Điều 12 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP.

https://pbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Pages/de-cuong.aspx?ItemId=351