Năm 2023, thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ về công tác phòng chống tội phạm; các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể trên địa bàn tỉnh đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và đông đảo tầng lớp Nhân dân trong công tác tuyên truyền pháp luật về phòng chống tội phạm. Mặc dù tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, một số loại tội phạm và vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp, tuy nhiên trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình tiếp tục được đảm bảo, tội phạm được kiềm chế.
Các cấp, các ngành triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là tuyên truyền cho đối tượng học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên, công nhân. Thường xuyên thông báo phương thức thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, kết quả đấu tranh của các lực lượng chức năng; triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch chuyển hóa địa bàn địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự, an toàn xã hội gắn với rà soát, củng cố các tổ chức quần chúng phòng, chống tội phạm ở cơ sở; phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên. Toàn tỉnh đã xây dựng mới 237 mô hình tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải” về an ninh, trận tự ở cơ sở; có 03 mô hình hiệu quả được V05 – Bộ Công an thông báo chỉ đạo triển khai nhân rộng toàn quốc nhằm kịp thời phát hiện, giải quyết các mâu thuẫn trong nhân dân, hạn chế phát sinh tội phạm và vi phạm pháp luật.
Các hình thức tuyên truyền được đa dạng hóa và đạt hiệu quả cao. Lực lượng Công an thường xuyên rà soát, quản lý chặt chẽ số đối tượng có biểu hiện nghi vấn hoạt động tội phạm; các băng, ổ nhóm tội phạm; nắm chắc tình tình, chủ động triển khai các kế hoạch đấu tranh, triệt phá. Công an tỉnh đã phối hợp tổ chức xây dựng 20 phóng sự; biên soạn 40 tin, bài tuyên truyền về công tác phòng, chống tội phạm; tổ chức in ấn, cấp phát 40.000 tờ rơi tuyền truyền về phòng, chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng; duy trì các Cổng thông tin điện tử Công an tỉnh và 02 trang facebook, 269 trang Zalo để tổ chức tuyên truyền, PBGDPL cho các tầng lớp nhân dân. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh phân công 375 báo cáo viên tuyên truyền về phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật về vũ khí, pháo; tổ chức xét nghiệm ma tút đối với 3061 thanh niên chiến sỹ nghĩa vụ quân sự. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh tổ chức 12 buổi tuyên truyền cho 850 người, phát 3.500 tờ rơi tuyên truyền tại khu vực biên giới biển; duy trì 02 chuyên mục Biên phòng toàn dân, Biển đảo Việt nam. Sở Thông tin và truyền thông, Đài Phát thanh truyền hình Thái Bình, Báo Thái Bình duy trì các chuyên trang, chuyên mục “Quốc phòng an ninh”, “Chuyện vụ án”, “Pháp luật và đời sống”…; biên tập và đăng tải 500 tin, 120 phóng sự về chuyên đề phòng chống tội phạm. Sở Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với chính quyền, các đoàn thể địa phương tổ chức tuyên truyền cho hơn 2.000 cán bộ, giáo viên, học sinh trên địa bàn tỉnh nội dung liên quan đến công tác tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về. Sở Giáo dục và Đào tạo, các nhà trường phối hợp với Công an tỉnh tổ chức tuyên truyền cho giáo viên, học sinh các trường THPT, THCS về phòng chống ma túy, tội phạm trên không gian mạng. Sở Tư pháp đã xây dựng, triển khai kế hoạch tuyên truyền PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023; tổ chức 25 hội nghị tuyên truyền cho 2.300 đại biểu công chức cấp xã và Nhân dân; biên soạn và đăng 101 tin, bài tuyên truyền, giới thiệu các văn bản pháp luật trên Báo Pháp luật Viện Nam, Báo Thái Bình, cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, của tỉnh, Wesite của sở; duy trì chuyên trang, chuyên mục “Hộp thư truyền hình”, “Pháp luật và đời sống” trên Báo Thái Bình, Đài Phát thanh và truyền hình Thái Bình. Ban Chỉ đạo 138 các huyện, thành phố chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể và chính quyền cơ sở tổ chức đa dạng hóa các hình thức và hoạt động phòng, chống tội phạm, đặc biệt là tổ chức tuyên truyền hàng ngày trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở…
Nhờ sự vào cuộc tích cực của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan ban ngành trong công tác tuyên truyền pháp luật về phòng chống tội phạm, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục được đảm bảo, tội phạm được kiềm chế, kéo giảm 6,1% so với năm 2022, tỷ lệ điều tra khám phá án đạt 85,4% (vượt 10,4%); án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt 92,6%; trọng án đạt 100%. Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm đạt và vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Công tác tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tuyên truyền pháp luật sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân; nhất là tuyên truyền cho các đối tượng là học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên, công nhân. Tỉnh Thái Bình giữ vững thành tích nhiều năm liền là tỉnh tiêu biểu toàn quốc trong đấu tranh, phòng chống tội phạm.
Phát huy những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới cấp ủy, chính quyền các cấp và thành viên Ban chỉ đạo 138 tỉnh Thái Bình tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ; chủ động nắm tình hình, kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương đề ra các chủ trương, kế hoạch , đặc biệt là việc rà soát, kịp thời phát hiện, giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trong Nhân dân; phòng chống tội phạm gắn với an sinh xã hội, an dân.
Hạnh Nga