Thông báo:
Thái Bình, ngày 24 tháng 4 năm 2025
Luật Di sản văn hóa số 45/2024/QH15 năm 2024
Ngày: 20/01/2025
Ngày 23/11/2024, Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa số 45/2024/QH15 năm 2024, trong đó có nội dung về sở hữu di sản văn hóa. Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) gồm 9 chương, 95 điều với một số nội dung mới như: (i) Quy định cụ thể việc xác lập di sản văn hóa theo từng loại hình sở hữu toàn dân, sở hữu chung, sở hữu riêng phù hợp với Bộ luật Dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan; (ii) Quy định chính sách của Nhà nước trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước cho các hoạt động có tính đặc thù; đào tạo, bồi dưỡng nhân lực tham gia quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; (iii) Hoàn thiện các hành vi bị nghiêm cấm để bảo đảm chính xác, đầy đủ hơn, làm cơ sở cho việc hướng dẫn thực hiện, kiểm tra, xử lý vi phạm trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; (iv) Xác định cụ thể các trường hợp điều chỉnh ranh giới khu vực bảo vệ I, khu vực bảo vệ II của di tích, khu vực di sản thế giới và vùng đệm của di sản thế giới; quy định nguyên tắc và thẩm quyền thực hiện điều chỉnh ranh giới các khu vực bảo vệ để bảo đảm tính khả thi khi áp dụng trên thực tiễn; (v) Quy định cụ thể việc sửa chữa, cải tạo, xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ trong và ngoài khu vực bảo vệ di tích; (vi) Quy định về quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, xử lý di vật, cổ vật được phát hiện, giao nộp; (vii) Bổ sung Quỹ bảo tồn di sản văn hóa; (viii) Quy định bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu; (ix) Bổ sung quy định nhằm hỗ trợ sự phát triển của hệ thống bảo tàng…

Luật Di sản văn hóa số 45/2024/QH15 năm 2024 (Hiệu lực 01/07/2025) 

5 trường hợp di sản văn hóa được xác lập sở hữu riêng

Theo đó, quy định di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là một bộ phận của di sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của Nhân dân.

Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý di sản văn hóa thuộc sở hữu toàn dân; công nhận và bảo vệ di sản văn hóa thuộc hình thức sở hữu riêng, sở hữu chung theo quy định của Hiến pháp, quy định của Luật Di sản văn hóa 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Các trường hợp di sản văn hóa được xác lập sở hữu riêng như sau:

- Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di sản tư liệu do 01 cá nhân hoặc 01 pháp nhân sưu tầm, lưu giữ;

- Di vật, cổ vật do 01 cá nhân hoặc 01 pháp nhân chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai theo quy định của Bộ luật Dân sự;

- Di tích lịch sử - văn hóa, hiện vật, di sản tư liệu thuộc di tích, di sản tư liệu do 01 cá nhân hoặc 01 pháp nhân khởi lập, tạo dựng, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị;

- Bí quyết, kỹ năng thực hành di sản văn hóa phi vật thể do 01 cá nhân sáng tạo, kế thừa, nắm giữ, thực hành và trao truyền;

- Trường hợp khác do luật quy định.

5 trường hợp di sản văn hóa được xác lập sở hữu chung

- Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di sản tư liệu do tổ chức không phải là pháp nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng sưu tầm, lưu giữ, trừ trường hợp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do bảo tàng công lập sưu tầm, lưu giữ, bảo quản, phát huy giá trị;

- Di vật, cổ vật do tổ chức không phải là pháp nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai theo quy định của Bộ luật Dân sự;

- Di tích lịch sử - văn hóa, hiện vật, di sản tư liệu thuộc di tích, di sản tư liệu do tổ chức không phải là pháp nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng khởi lập, tạo dựng, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị;

- Di sản văn hóa phi vật thể, bí quyết, kỹ năng thực hành di sản văn hóa phi vật thể do cộng đồng, nhóm người sáng tạo, kế thừa, nắm giữ, thực hành và trao truyền;

- Trường hợp khác do luật quy định.