Thông báo:
Thái Bình, ngày 3 tháng 2 năm 2025
Kết quả thực hiện Công điện số 776/CĐ-TTg ngày 24/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động “tín dụng đen”.
Ngày: 03/02/2025
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 84 cơ sở có dấu hiệu hoạt động cho vay (cơ sở kinh doanh tài chính, cầm đồ), 81 đối tượng hoạt động liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” trong diện quản lý. Bên cạnh các hình thức tín dụng đen truyền thống, các đối tượng triệt để lợi dụng công nghệ với nhiều loại hình cho vay trực tuyến như cho vay qua app, ứng dụng trên thiết bị điện thoại thông minh, huy động vốn với lãi suất cao qua kinh doanh đa cấp, chơi tiền ảo…

Tình hình hoạt động “tín dụng đen” trên địa bàn tỉnh có thời điểm còn diễn biến phức tạp, đã phát hiện, xử lý 57 vụ, 86 đối tượng liên quan đến hoạt động“tín dụng đen”  với tổng số tiền các đối tượng sử dụng cho vay khoảng 11 tỷ đồng, làm rõ số tiền thu lợi bất chính khoảng 6 tỷ đồng. 08/08 địa bàn các huyện, thành phố đều xả ra, tập trung nhiều tại địa bàn thành phố Thái Bình, địa bàn giáp ranh các huyện, các tỉnh lân cận (Hải Phòng…)

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 776/CĐ-TTg ngày 24/8/2023 về việc tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động “tín dụng đen”, Công an tỉnh đã tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Công văn số 3096/UBND-NCKS ngày 31/8/2023, Công văn số 162/BCĐ-NCKS ngày 22/8/2024 về việc tăng cường các giải pháp phòng phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động “tín dụng đen” trên địa bản tình, chỉ đạo các sở, ban, ngành thuộc tỉnh và UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn, hậu quả của tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”; yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về hoạt động “tín dụng đen”, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”.

Các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố đã nghiêm túc quán triệt và triển khai thực hiện Công điện số 776/CĐ-TTg, đồng thời tiếp tục thực hiện các nội dung, nhiệm vụ được giao tại  Công văn 3096/UBND-NCKS, Công văn 162/BCĐ-NCKS của UBND tỉnh về tăng cường các giải pháp phòng phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động “tín dụng đen”. Điển hình như Công an tỉnh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Bình, Sở Tư pháp, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh; Ban chỉ đạo 138 các huyện, thành phố đã thực hiện nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực, hiệu quả , nổi bật như:

Công an tỉnh phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí xây dựng, đăng tải, phát song 30 phóng sự, 170 tin bài tuyên truyền thông báo những phương thức, thủ đoạn cho vay lãi nặng, lừa đảo thông qua huy động vốn lãi suất cao, các thủ đoạn, hậu quả của việc vay trực tuyến qua các ứng dụng app và các vụ việc liên quan đến hụi, họ, biêu, phường. Phối hợp với Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh tổ chức 02 chương trình phát thanh hỏi đáp trực tiếp trên kênh sóng FM97 MHz với chủ đề “Cảnh giác bẫy tín dụng đen”, “Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao”, xây dựng  07 phóng về đấu tranh, triệt xoá ổ nhóm hoạt động “tín dụng đen”, “nhóm đối tượng huỷ hoại tài sản”, “tội phạm đường phố” trên địa bàn thành phố Thái Bình. Tổ chức tuyên truyền pháp luật tại trường Cao đẳng sư phạm Thái Bình (thành phố Thái Bình), trường THCS Đông Hải (huyện Quỳnh Phụ), công ty cổ phần kỹ thương Tiên Hoàng – nhà máy gạch men Mikado (huyện Tiền Hải) với chủ đề chính là “Tuyên truyền pháp luật về an ninh mạng, tội phạm liên quan đến “tín dụng đen”, tội phạm sử dụng công nghệ cao”. Tích cực tham mưu xây dựng các mô hình camera an ninh, lập nhiều hòm thư tố giác tội phạm, phát động quần chúng nhân dân tố giác tội phạm qua phần mềm VneID. Công an tỉnh trong năm 2024 đã tiếp nhận 414 kiến nghị, phản ánh về an ninh trật tự tại ứng dụng VneID, trong đó có 55 tin tố giác tội phạm, 163 tin báo tội phạm, 196 tin an ninh trật tự.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Bình phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh kí kết chương trình phối hợp giai đoạn 2023-2027 nhằm triển khai hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội, tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và các loại hình tín dụng khác; nâng cao hiệu quả thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, trong đó tập trung vào giáo dục tài chính cho phụ nữ, góp phần hạn chế “tín dụng đen”.

Sở Tư pháp tổ chức các hội nghị triển khai các văn bản, giao nhiệm vụ phổ biến GDPL cho các thành viên Hội đồng PBGDPL cấp tỉnh về công tác tuyên truyền pháp luật nói chung và pháp luật về phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến “tín dụng đen” nói riêng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng sở, ngành. Đã tổ chức 06 hội nghị tuyên truyền pháp luật tại xã Phú Lương, Đông Quang (huyện Đông Hưng); xã Vũ Đông, Đông Thọ (thành phố Thái Bình); xã An Bình, Tây Sơn (huyện Kiến Xương). Thực hiện 05 số phát sóng trên chuyên mục “Hộp thư truyền hình” tuyên truyền, giới thiệu một số quy định về lãi suất trong Bộ luật Dân sự, tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”, Công điện 776 của Thủ tướng Chính phủ…

Sở Thông tin và truyền thông tiếp tục duy trì chuyêm mục “Phòng chống tội phạm” trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, đăng tải 35 tin bài về kết quả phòng ngừa, đấu tranh của lực lượng chức năng liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”. Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình, Báo Thái Bình tích cực thực hiện công tác tuyên truyền đa dạng trên hệ thống về các quy định và giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động “tín dụng đen”. Xây dựng, đăng tải, phát sóng 30 phóng sự, 170 tin bài tuyên truyền; thường xuyên thông báo những phương thức, thủ đoạn cho vay nặng lãi, lừa đảo thông qua huy động vốn lãi suất cáo, các thủ đoạn, hậu quả của việc vay trực tuyến qua các “app” và các vụ việc liên quan đến hịu, họ, biêu, phường để nhân dân naang cao tinh thần cảnh giác, chấp hành nghiêm các quy định, phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến “tín dụng đen”.

Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh đã tổ chức 08 lớp tập huấn tại 08 huyện, thành phố về quản lý tài chính thông minh cho 2.057 hội viên là Phó Chủ tịch và Chi hội trưởng Hội Liên hiệp phụ nữ 260 xã, phường, thị trấn. Phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tập huấn kiến thức, kỹ năng về khởi sự kinh doanh cho các mô hình kinh tế tại gia. Triển khai Chương trình “Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế” cho 200 chị là hội viên, phụ nữ có nhu cầu khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh và nâng cao năng lực phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã cho 160 cán bộ hội, lãnh đạo, thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác. Phối hợp với công an tỉnh tổ chức tập huấn kiến thức, kĩ năng tuyên truyền, vận động phòng chống tội phạm trên không gian mạng, đặc biệt là tội phạm liên quan đến tín dụng cho 300 cán bộ Hội LHPN tỉnh, huyện và cơ sở. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực về hướng dẫn xây dựng phương án kinh doanh, ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh cho 570 nữ chủ doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ hộ kinh doanh.

Uỷ  ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên tổ chức hàng nghìn lượt tuyên truyền đến các hội viên, đoàn viên; tiếp tục vận động nhân dân tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với các phong trào xây dựng gia đình văn hoá, khu dân cư, xã, phường, thị trấn an toàn về an ninh trật tự; củng cố và naang cao chất lượng các mô hình tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hoà giải tại cộng đồng dân cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục để chủ động phát hiện, giải quyết kịp thời những xung đột, mâu thuẫn cá nhân, cảm hoá, giáo dục đối tượng có nguy cơ phạm tội ngay từ địa bàn cơ sở.

Liên đoàn lao động tỉnh tuyên truyền, tạo điều kiện cho công nhân, người lao động tiếp cận các nguồn vốn vay an toàn, ưu đãi để hạn chế tìm đến các hình thức “tín dụng đen”. Phối hợp với Công an tỉnh nắm bắt tình hình liên quan đến công nhân tại các khu công nghiệp, khu vực có nhiều công nhân, kịp thời phát hiện các hành vi liên quan đến “tín dụng đen”, các mâu thuẫn liên quan đến vay nợ để trao đổi, phối hợp với lực lượng công an phòng ngừa, xử lý.

Uỷ ban  nhân dân các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo, kịp thời triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách về an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, xoá đói giảm nghèo, tạo công an việc làm, tạo kinh tế cho người lao động; chỉ đạo các cơ quan, tổ chức liên quan và chính quyền cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và phương thức, thủ đoạn, hậu quả của “tín dụng đen”; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước tại cơ sở.

Thông qua việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các biện pháp tuyên truyền nhằm phòng ngừa, đấu tranh, xử lý góp phần kiềm chế hoạt động “tín dụng đen”, nhận thức, ý thức cảnh giác của người dân về hậu quả, phương thức, thủ đoạn của tội phạm được nâng cao, công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến “tín dụng đen” được đẩy mạnh. Qua đó tình trạng “tín dụng đen” trên địa bàn tỉnh đã cơ bản được kiểm soát góp phần đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Hạnh Nga