Thông báo:
Thái Bình, ngày 24 tháng 4 năm 2025
Luật Địa chất và Khoáng sản số 54/2024/QH15 năm 2024 (Hiệu lực 01/07/2025)
Ngày: 17/04/2025
Luật Địa chất và Khoáng sản số 54/2024/QH15 năm 2024 (Hiệu lực 01/07/2025). Luật Địa chất và khoáng sản gồm 12 chương, 111 điều, quy định một số nội dung cơ bản về: (i) Việc điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản; (ii) Bảo vệ tài nguyên địa chất, khoáng sản chưa khai thác; (iii) Hoạt động khoáng sản, thu hồi khoáng sản; (iv) Chế biến khoáng sản thuộc dự án đầu tư khai thác khoáng sản; (v) Tài chính về địa chất, khoáng sản và đấu giá quyền khai thác khoáng sản; (vi) Quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam…

Tài liệu giới thiệu Luật nội dung cơ bản của Luật địa chất và khoáng sản số 54/2024/QH15 

Luật Địa chất và Khoáng sản số 54/2024/QH15 năm 2024 (Hiệu lực 01/07/2025) 

Kế hoạch 59/KH-UBND Triển khai thi hành Luật Địa chất và khoáng sản số 54/2024/QH15.

Nghị định 11/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Địa chất và khoáng sản về khai thác khoáng sản nhóm IV (Hiệu lực 15/01/2025)

Thông tư 01/2025/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Địa chất và khoáng sản về khai thác khoáng sản nhóm IV do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành (Hiệu lực 15/01/2025)

 

Luật Địa chất và Khoáng sản 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 29/11/2024, trong đó quy định về quyền lợi, trách nhiệm của địa phương, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân nơi có tài nguyên địa chất, khoáng sản được khai thác.

Quyền lợi, trách nhiệm của địa phương, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân nơi có tài nguyên địa chất, khoáng sản được khai thác

(1) Quyền lợi của địa phương, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân bao gồm:

- Địa phương nơi có khoáng sản được khai thác được Nhà nước điều tiết khoản thu từ hoạt động khai thác khoáng sản để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

- Tham gia góp ý về biện pháp bảo đảm an toàn lao động, an ninh trật tự và bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên;

- Được ưu tiên sử dụng lao động địa phương vào khai thác khoáng sản và các dịch vụ có liên quan;

- Yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về địa chất, khoáng sản cung cấp địa chỉ thư điện tử, số điện thoại hoặc địa chỉ tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị trong việc bảo vệ tài nguyên địa chất, khoáng sản và góp ý, đề xuất hoàn thiện quy định của pháp luật về địa chất, khoáng sản;

- Căn cứ tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc ban hành quy định về trách nhiệm đóng góp kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản để đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn. (Chính phủ quy định chi tiết nội dung này)

(2) Trách nhiệm của địa phương, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân bao gồm:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản và hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật;

- Tham gia bảo vệ tài nguyên địa chất, khoáng sản chưa khai thác; giám sát hoạt động khoáng sản;

- Kịp thời phản ánh với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật đối với tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản khi phát hiện thấy dấu hiệu vi phạm pháp luật.