Luật sửa đổi Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính số 56/2024/QH15 năm 2024 (Hiệu lực 01/01/2025)
Ngày: 21/01/2025
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Thuế thu nhập cá nhân; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia; Luật Xử lý vi phạm hành chính gồm 11 điều, quy định các nội dung cơ bản như: (i) Bổ sung, quy định cụ thể về khái niệm thao túng thị trường chứng khoán; quy định về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến hồ sơ, tài liệu báo cáo liên quan đến hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; chào bán chứng khoán riêng lẻ… nhằm nâng cao tính minh bạch, hiệu quả trong hoạt động phát hành, chào bán chứng khoán; tăng cường công tác giám sát và xử lý nghiêm các hành vi gian lận, lừa đảo, bảo đảm hiệu quả phòng ngừa, xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán; (ii) Đơn giản nội dung chứng từ, nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý; hỗ trợ hoạt động chuyển đổi số; nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kế toán, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với người làm kế toán; (iii) Quy định những người không được đăng ký hành nghề kiểm toán, không được tiếp tục hành nghề kiểm toán; xử lý vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý Nhà nước đối với kiểm toán độc lập, nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập; (iv) Giao Chính phủ quyết định phân bổ, sử dụng các khoản chi của ngân sách trung ương chưa phân bổ và Ủy ban nhân dân các cấp quyết định các khoản chưa phân bổ vốn ngân sách địa phương; bổ sung quy định chi ngân sách nhà nước thực hiện một số nhiệm vụ từ cả nguồn chi đầu tư và chi thường xuyên, đồng thời, giao Chính phủ quy định cụ thể; (v) Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và nâng cao hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài sản công; sửa đổi quy định về bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công; bổ sung quy định về chuyển giao tài sản công, tài sản kết cấu hạ tầng về địa phương quản lý, xử lý; trình tự, thủ tục xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; (vi) Sửa đổi, bổ sung quy định về hoàn thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế; khai thuế, tính thuế trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số; áp dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật hiện đại…; (vii) Bổ sung cơ chế cho phép Thủ tướng Chính phủ quyết định xuất hàng dự trữ quốc gia phục vụ đối ngoại của Đảng và Nhà nước; phân cấp thẩm quyền trong quyết định ngân sách trung ương mua bù hàng dự trữ quốc gia; (viii) Sửa đổi, bổ sung một số quy định có liên quan trong Luật Thuế Thu nhập cá nhân, Luật Xử lý vi phạm hành chính để bảo đảm thống nhất với nội dung được sửa đổi, bổ sung trong các luật có liên quan.
Luật sửa đổi Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính số 56/2024/QH15 năm 2024 (Hiệu lực 01/01/2025)
Ngày 29/11/2024, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính (Luật số 56/2024/QH15).
Bổ sung quy định về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử
Đáng chú ý, Luật số 56/2024/QH15 đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế 2019. Trong đó, có quy định liên quan đến việc quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Cụ thể:
Đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác được thực hiện bởi nhà cung cấp ở nước ngoài thì nhà cung cấp ở nước ngoài có nghĩa vụ trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Đối với hộ, cá nhân có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số thì tổ chức là nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử, nhà quản lý nền tảng số có chức năng thanh toán (bao gồm cả tổ chức trong nước và nước ngoài) và các tổ chức có hoạt động kinh tế số khác theo quy định của Chính phủ thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Trường hợp hộ, cá nhân có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số không thuộc đối tượng được khấu trừ, nộp thuế thay thì có nghĩa vụ trực tiếp đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế.
Chính phủ quy định chi tiết phạm vi trách nhiệm và cách thức các tổ chức quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử, quản lý nền tảng số và các tổ chức có hoạt động kinh tế số khác thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ đối với các giao dịch kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của các hộ, cá nhân; về hồ sơ, thủ tục khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế của các hộ, cá nhân có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số.
Xem thêm nội dung tại Luật sử đổi, bổ sung Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ ngày 01/01/2025, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 10