Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2024-2030” trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2025
Thực hiện Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 17/4/2024 của Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2024-2030”; ngày 17/4/2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã ban hành Kế hoạch số 63/KH-UBND thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2024-2030” trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2025.
Kế hoạch 63/KH-UBND - Thực hiện Đề án '' Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2024-2030'' trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2025.
Theo Kế hoạch, trong năm 2025 sẽ triển khai 4 nội dung sau:
1. Kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ tập huấn viên cấp tỉnh:
+ Tiếp tục rà soát, kiện toàn đội ngũ tập huấn viên cấp tỉnhbảo đảm hoạt động thực chất, hiệu quả như mục tiêu đã đề ra; bổ sung nguồn tập huấn viên là đội ngũ Thẩm phán, Kiểm sát viên, Hội thẩm nhân dân, luật gia, luật sư, lực lượng Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng.
+ Tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật và phương pháp bồi dưỡng, kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho đội ngũ tập huấn viên cấp tỉnh bằng hình thức phù hợp
+ Biên soạn, phát hành các tài liệu dành cho đội ngũ tập huấn viên dựa trên cơ sở tài liệu của Bộ Tư pháp (tài liệu về phương pháp hướng dẫn kỹ năng bồi dưỡng cho hòa giải viên ở cơ sở).
2. Xây dựng đội ngũ hòa giải viên có đủ tiêu chuẩn, năng lực đáp ứng yêu cầu của công tác hòa giải ở cơ sở:
+ Rà soát, kiện toàn các tổ hòa giải và đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở đảm bảo các tổ hòa giải có đủ số lượng, thành phần, tiêu chuẩn và hoạt động hiệu quả đáp ứng nhu cầu hòa giải ở cơ sở.
+ Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải cho hòa giải viên ở cơ sở.
3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở
+ Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về vai trò, ý nghĩa, kết quả công tác hòa giải ở cơ sở; gương hòa giải viên giỏi; các mô hình hay, cách làm hiệu quả; truyền thông về các quy định pháp luật, kỹ năng, phương pháp nhằm nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở.Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc khai thác các cơ sở dữ liệu pháp luật liên quan đến công tác hòa giải ở cơ sở.
+ Đăng tải các tài liệu tập huấn, bồi dưỡng, các ấn phẩm khác về hòa giải ở cơ sở trên Trang thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh
4. Thu hút đội ngũ luật sư, luật gia, Hội thẩm nhân dân, lực lượng Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, cán bộ, công chức, viên chức công tác trong lĩnh vực pháp luật, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, người đã từng là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên tham gia, hỗ trợ cho công tác hòa giải; huy động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở
Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch này. Sở Văn hóa thể thao và Du lịch, BáoThái Bình và các sở ngành có liên quan có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan thông tin truyền thông triển khai tuyên truyền sâu rộng Kế hoạch; tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về hòa giải ở cơ sở và tình hình triển khai thi hành pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên báo và hệ thống phát thanh, truyền hình góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về vị trí, vai trò và ý nghĩa của công tác hòa giải ở cơ sở trong đời sống xã hội, khuyến khích sử dụng hòa giải để giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn, vi phạm pháp luật trong cộng đồng dân cư.
Hạnh Nga